Đừng đợi SCIC thoái vốn tại Dược Hậu Giang, Domesco trong 3 năm tới

Vào cuối 2015, danh sách 10 doanh nghiệp được SCIC lựa chọn thời điểm để thoái vốn đã được công bố. Tuy nhiên những công ty hàng đầu ngành dược như DHG, DMC, TRA đã không có trong danh sách này. Và theo dự kiến, 3 năm tới, SCIC cũng không thoái vốn tại các doanh nghiệp này.

[caption id="attachment_20290" align="aligncenter" width="670"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Thông tin Tổng công ty quản lý vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn đã được công khai kể từ cuối năm 2015. Theo đó, SCIC được phép chọn thời điểm và mức giá để bán cổ phần tại 8 công ty đang niêm yết: VNM (45,1%); BMI (50,7%); VNR (40,4%); NTP (37,1%); BMP (38,4%); FPT (6%); SGC (49,9%); HGM (46,6%) và 2 công ty chưa niêm yết là FPT Telecom (50,2%), Đầu tư hạ tầng Việt Nam VIID (47,6%).

Tuy nhiên, 3 doanh nghiệp lớn ngành dược đang niêm yết trên sàn là CTCP Traphaco (TRA), CTCP Dược Hậu Giang (DHG) và CTCP Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO (DMC) lại không nằm trong danh sách này

Theo một lãnh đạo của SCIC,trong 3 năm sắp tới, SCIC sẽ không tiến hành thoái vốn khỏi 3 doanh nghiệp này. Tuy vậy, khả năng phát hành thêm cho đối tác chiến lược vẫn sẽ được bỏ ngỏ.

Hiện, SCIC nắm đến 35% vốn cổ phần của DMC, nắm 35,7% cổ phần của TRA và 43,4% DHG.

Giảm sở hữu nhà nước cũng không đơn giản

ĐHĐCĐ của CTCP Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO (mã DMC) vừa qua đã thông qua tờ trình điều chỉnh đăng ký kinh doanh, trong đó, trọng điểm là việc rút đăng ký hoạt động phân phối dược phẩm.

Đây là bước đệm cho việc xin nới room khối ngoại lên 100% theo tinh thần của Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ban hành năm 2007 và Thông tư 34/2013/TT-BCT ban hành ngày 24/12/2013 trong đó nghiêm cấm các doanh nghiệp FDI không được phép phân phối dược phẩm tại Việt Nam

Tuy nhiên, DMC chưa thể xác định được việc nới room này có được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) thông qua hay không, do đây là ngành kinh doanh có điều kiện và liên đới đến nhiều cơ quản quản lý khác như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế… thậm chí có khả năng phải xin ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ.

Ngoài ra, CFR (nay là Abbott) cổ đông lớn của DMC dường như chỉ muốn tăng sở hữu hơn là đầu tư lớn, mở nhà máy tại Việt Nam

Theo một chuyên gia phân tích, khả năng DMC huy động một lượng tiền lớn (có thể lên đến 50-60 triệu USD) để đầu tư từ đầu một nhà máy hoàn toàn mới theo tiêu chuẩn EU-GMP là khá thấp.

Bởi Abbott đã đầu tư 320 triệu USD vào dự án nhà máy sản xuất thuốc ung thư, viêm gan siêu vi C, các bệnh về gan, cơ xương khớp… tại Singapore trong năm 2014, dự án này dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào năm 2019 và kỳ vọng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Ngoài ra, DMC không mạnh về sản xuất thuốc chất lượng cao theo quy chuẩn của thế giới và vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư kéo dài (mất ít nhất 4 năm để xây dựng, thẩm định, cấp phép, đào tạo nhân lực phù hợp…) trong khi hiệu quả đầu tư không rõ ràng.

Theo Bizlive

Tags:

Kỳ vọng gì trên thị trường chứng khoán tháng 5?

Giữa “vùng trũng” thông tin và áp lực vĩ mô, thị trường chứng khoán tháng 5 đặt kỳ vọng vào hệ thống KRX như một bước đệm cho sự minh bạch và ổn định dài hạn.

Video