Doanh nghiệp Việt thu về 8,6 tỷ USD nhờ gia công, lắp ráp

Điện thoại, điện tử máy tính, dệt may, da giày... là những lĩnh vực doanh nghiệp Việt gia công nhiều nhất cho các hãng nước ngoài. 

Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 vừa được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố ngày 19/9, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, doanh nghiệp Việt thu về 8,6 tỷ USD cho riêng hoạt động gia công, lắp ráp cho nước ngoài năm 2016 với 1.740 đơn vị. Đây cũng là lần đầu tiên nội dung và dữ liệu về gia công, lắp ráp của doanh nghiệp Việt được đưa vào cuộc tổng điều tra của cơ quan thống kê.

Nhóm hàng chính của hoạt động gia công chủ yếu là dệt may, giày dép, điện tử máy tính, điện thoại... Tổng cộng số doanh nghiệp này thu về khoảng 8,6 tỷ USD cho hoạt động gia công cho nước ngoài năm 2016.

[caption id="attachment_106647" align="aligncenter" width="500"] Công nhân kiểm tra thiết bị điện tử lắp ráp tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.[/caption]

Trong đó, phí từ hoạt động gia công dệt may và giày dép chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là 4,1 tỷ USD và 2,7 tỷ USD. Kế đến là lắp ráp điện thoại 268 triệu USD, máy tính 63 triệu USD... Lắp ráp điện thoại máy tính chỉ thu về được 268 triệu USD, chiếm 3,1%, lắp ráp điện tử máy tính là 63 triệu USD, chiếm 0,7%.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 25,6 tỷ USD, chiếm 78,9% tổng giá trị hàng sau gia công. Nguyên liệu nhập khẩu cho gia công phục vụ khối FDI khoảng 16,3 tỷ USD.

"Hoạt động gia công tại Việt Nam đang sử dụng đa phần nguyên liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp và sở hữu. Đây chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ giá trị nguyên liêu nhập khẩu về để gia công, lắp ráp so với tổng giá trị hàng hoá sau gia công ở mức khá cao, lên đến 62,3%", ông Lâm nhận xét.

Bóc tách từng nhóm hàng gia công nhiều, Tổng cục trưởng GSO cho hay, điện thoại, điện tử và máy tính là nhóm hàng gần như doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu được phí gia công, lắp ráp do nước ngoài trả, Việt Nam không cung cấp nguyên liệu phụ trợ sản xuất trong nước cho hoạt động gia công.

Trong khi đó với nhóm dệt may, da giày, ngoài khoản phí gia công, doanh nghiệp Việt còn thu được một khoản ngoại tệ từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.

Theo Anh Minh Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video