Doanh nghiệp lớn thứ 8 Việt Nam đối diện nguy cơ không còn tiền để duy trì hoạt động

Khoản tiền gửi hơn 70 triệu USD của Vietsovpetro tại một ngân hàng hiện chưa thể giải ngân được có thể khiến hoạt động của doanh nghiệp này bị đình trệ.

[caption id="attachment_13772" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Khi ngành dầu khí còn ở thời kỳ ăn lên làm ra, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro là một trong những đơn vị có hiệu quả kinh doanh tốt nhất của Tập đoàn Dầu khí (PVN). Vietsovpetro luôn hiện diện trong Top 10 của bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo doanh thu. Trong bảng xếp hạng mới nhất (căn cứ theo doanh thu 2014), Vietsovpetro đứng ở vị trí thứ 8.

Tuy nhiên, khi thị trường dầu mỏ đảo chiều thì Vietsovpetro lại là một trong những doanh nghiệp chịu tác động mạnh nhất và hiện đang đối diện với hàng loạt khó khăn về tài chính. Tại lễ tổng kết hoạt động năm 2015 diễn ra vào ngày 9/1/2016, đại diện PVN đã đề cập đến việc Vietsovpetro mất cân đối tài chính hơn 200 triệu USD.

Đến ngày 1/3 vừa qua, Tổng giám đốc Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa đã ban hành quyết định thực hiện một loạt biện pháp nhằm giải quyết vấn đề tài chính hiện đang mất cân đối trong lúc giá dầu giảm quá sâu như hiện nay.

Thiếu vốn hoạt động

Một trong những nội dung quan trọng của quyết định này là tích cực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để giải ngân số tiền lên đến 74 triệu USD được gửi tại một ngân hàng thương mại. Vneconomy từng trích dẫn phát biểu của ông Từ Thành Nghĩa trên báo Năng lượng mới là “nếu không giải ngân được số tiền này thì đến tháng 4 là Vietsovpetro không còn tiền tiêu”.

Nhằm bù đắp một phần thiếu hụt kinh phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư Lô 09-1, Vietsovpetro sẽ phải sử dụng tạm thời Quỹ Phát triển sản xuất và các nguồn quỹ khác khoảng 116 triệu USD.

[caption id="attachment_13771" align="aligncenter" width="500"]Vietsovpetro cùng với PVEP là 2 doanh nghiệp chính hoạt động trong lĩnh vực thăm dò - khai thác dầu khí tại Việt Nam Vietsovpetro cùng với PVEP là 2 doanh nghiệp chính hoạt động trong lĩnh vực thăm dò - khai thác dầu khí tại Việt Nam[/caption]

Trong trường hợp các nguồn quỹ của Vietsovpetro không bù đắp đủ kinh phí, Vietsovpetro sẽ nghiên cứu các giải pháp về các nguồn vốn khác như vay các tổ chức tín dụng, quỹ thu dọn mỏ... để bù đắp thiếu hụt.

Trước đó, phát biểu tại một hội nghị do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức, Ông Từ Thành Nghĩa cho biết: “Tôi được biết quỹ dầu mỏ đang nằm ở Bộ Tài chính đã lên tới hơn 1 tỷ USD, trong đó của Vietsovpetro là tới hơn 800 triệu USD. Hiện nay, Chính phủ không dùng đến khoản tiền này, trong khi đó chúng ta lại đang rất cần vốn. Tôi ủng hộ ý kiến chúng ta tiếp tục hoạt động thăm dò, tìm kiếm. Tôi nghĩ trong điều kiện giá dầu giảm, giá dịch vụ đang giảm, nên tăng cường hoạt động tìm kiếm, thăm dò”, ông Nghĩa nói.

Cắt giảm nhân sự, phụ cấp

Nhằm cắt giảm chi phí, từ 1/4/2016, Vietsov sẽ giảm phụ cấp làm việc ngoài biển từ 40 USD/ngày/người xuống 30 USD/ngày/người; không chi trả một số khoản như trợ cấp thuê nhà (25 USD/tháng/người), tiền mua sắm trang phục công sở… Đồng thời giảm 109 lao động và hạch toán chi phí nhân viên của 165 lao động sang chi phí dịch vụ ngoài.

Về nhân sự thì đối tác phía Nga (tập đoàn Zarubezhneft sở hữu 49%) đã yêu cầu giảm số lượng nhân viên từ mức hiện tại là 7.200 người xuống dưới 5.000 người.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video