Điểm danh những ngân hàng lãi nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm 2019

Đã có 14 ngân hàng báo lãi trước thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2019...

Điểm danh những ngân hàng lãi nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm 2019

Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có 14 ngân hàng báo lãi trước thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng, gồm Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MBBank, BIDV, VPBank, ACB, HDBank, VIB, TPBank, Sacombank, SHB, OCB, LienVietPostBank. So với cùng kỳ năm 2018, danh sách này có thêm 2 cái tên mới là Sacombank và LienVietPostBank.

Tổng số lợi nhuận của 14 nhà băng này trong nửa đầu năm là hơn 50.800 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, top 5 lợi nhuận là Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MBBank và BIDV.

Chỉ có duy nhất một ngân hàng đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ là Vietcombank (11.303 tỷ đồng). Trong số các doanh nghiệp niêm yết hiện nay, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank chỉ đứng sau VinHomes (13.425 tỷ đồng). 

Điểm danh những ngân hàng lãi nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm 2019  - Ảnh 1.

LNTT của các ngân hàng (hợp nhất)

Có 2 ngân hàng đạt lợi nhuận trên 5.000 tỷ là Techcombank, VietinBank. Nhóm có lợi nhuận trên 4.000 tỷ có MBBank, BIDV, VPBank. Theo sau ACB có lãi hơn 3.600 tỷ, HDBank có lãi hơn 2.200 tỷ. 7 ngân hàng còn lại có lãi trên 1.000 tỷ.

Trong 14 ngân hàng nói trên, có 3 ngân hàng tăng trưởng âm về lợi nhuận là BIDV, VPBank, OCB. Trong đó, OCB giảm mạnh nhất (14%) xuống còn 1.118 tỷ đồng. VPBank giảm nhẹ 1% xuống 4.343 tỷ, BIDV giảm 4% xuống 4.772 tỷ đồng.

LienVietPostBank là ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất, có lợi nhuận tăng tới 81% so với cùng kỳ, đạt lãi trước thuế 1.117 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.Nhiều ngân hàng khác tăng gấp rưỡi (tăng trên 50%) như VIB, TPBank và SHB. Vietcombank và Sacombank cũng tăng trưởng khá cao, đạt trên 40%. 

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video