ĐHCĐ Sacombank: Mục tiêu lãi 2.650 tỷ đồng trong năm 2019, tiến độ tái cơ cấu được đẩy nhanh

Lãnh đạo Sacombank cho biết mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra là 16%. Cổ tức cho cổ đông vẫn chưa thể chia do ngân hàng đang tập trung tái cơ cấu sau sáp nhập.
ĐHCĐ Sacombank: Mục tiêu lãi 2.650 tỷ đồng trong năm 2019, tiến độ tái cơ cấu được đẩy nhanh


Sáng nay ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2019.

Năm 2018 tăng trưởng gấp rưỡi

Báo cáo tại đại hội, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, năm 2018, năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 2.247 tỷ đồng, tăng 50,6%. Tổng tài sản đạt 406.041 tỷ, dư nợ tín dụng đạt 257.172 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,11%, giảm tới 2,48% so với năm trước.

Các chỉ số sinh lời cũng cải thiện đáng kể. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) lần lượt đạt 0,46% và 7,48%; cao hơn so với mức 0,34% và 5,2% của năm 2017. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 780 đồng/cp, cải thiện so với mức 555 đồng/cp năm 2017.

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất là 11,88%, tăng 0,58% so với năm 2017, cao hơn mức tối thiểu quy định 9%. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 37,41%, đảm bảo quy định dưới 45% của NHNN. Tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng tiền gửi là 70,12%, đảm bảo không vượt tối đa quy định 80%.

ĐHCĐ Sacombank: Mục tiêu lãi 2.650 tỷ đồng trong năm 2019, tiến độ tái cơ cấu được đẩy nhanh - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm báo cáo tại đại hội

Năm 2019 đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.650 tỷ

Năm 2019, Sacombank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 455.500 tỷ đồng, tăng tối thiểu 12% so với năm 2018. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 423.500 tỷ đồng, tăng trên 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 418.600 tỷ đồng, tăng 17%.

 

Tổng dư nợ tín dụng đạt 298.100 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 16%, trong đó cho vay khách hàng đạt 297.600 tỷ đồng, tăng 16%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018.

Đáng chú ý, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 là 2.650 tỷ đồng, lãnh đạo Sacombank sẽ trình các cổ đông thông qua việc trích 20% đối với phần vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận để thưởng cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Trước đó, năm 2018, Sacombank cũng đã trích gần 82 tỷ để thưởng vượt kế hoạch cho cán bộ nhân viên cùng tỷ lệ 20% vượt kế hoạch như trình trong năm 2019.

Tái cơ cấu vượt tiến độ nhưng chưa thể chia cổ tức

Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo Sacombank cũng cho biết, sau gần 2 năm triển khai phương án tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank đã hoàn thành vượt tiến độ các mục tiêu trọng yếu của Đề án.

Tuy nhiên bên cạnh tiến độ được đẩy nhanh thì cũng còn một số vấn đề còn tồn tại. Chẳng hạn giá trị tài sản có không sinh lời của ngân hàng còn lớn, quá trình thu hồi, xử lý tài sản thế chấp cần có thời gian dài và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường bất động sản. Tín dụng tăng trưởng thấp nên hạn chế cơ hội gia tăng thu nhập để có thể xử lý nhanh các khoản tồn đọng.

Lãnh đạo ngân hàng cũng trần tình việc không chia cổ tức cho cổ đông kể từ sau sáp nhập đến nay, là do phải tập trung tái cơ cấu, xử lý các tồn đọng tài chính, dẫn đến tạo tâm lý không hài lòng đối với phần lớn các cổ đông. 

Ngoài tập trung tái cơ cấu thì ngân hàng cũng phải đối mặt áp lực tăng vốn khi thời điểm áp dụng Basel II đang tới gần.

------

Quý 1 đã đạt 40% kế hoạch cả năm

BCTC Hợp nhất Quý 1/2019 của Sacombank cho biết trong quý 1 ngân hàng đã ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 1.061 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Như vậy với 2.650 tỷ đồng đặt chỉ tiêu thì quý 1 ngân hàng đã hoàn thành 40% kế hoạch.

 

(Tiếp tục cập nhật...)

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video