Cơ sở nào khiến thị trường địa ốc được dự báo hồi phục trong năm 2023?

Giới chuyên gia và nghiên cứu thị trường đều chung nhận định về những thách thức mà bất động sản sẽ phải đối mặt trong năm 2023. Song, tín hiệu tích cực từ hành lang pháp lý đến tiềm lực nội tại của thị trường là cơ sở khiến cho dự báo lạc quan cho kịch bản bất động sản 2023.

Cơ sở nào khiến thị trường địa ốc được dự báo hồi phục trong năm 2023?

Một năm đầy biến động của thị trường bất động sản 2022 đã đi qua. Bước sang năm 2023, thị trường địa ốc được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi sau khoảng thời gian thanh lọc.

Tại các diễn đàn, hội thảo, giới chuyên gia dù không phủ nhận khó khăn của bất động sản nhưng đều kỳ vọng sẽ có tín hiệu lạc quan xuất hiện. Thời điểm những tháng cuối năm 2023 là mốc chung mà giới chuyên gia cho rằng, thị trường bắt đầu lấy đà để tăng trưởng. Điều gì khiến cho giới chuyên gia có sự lạc quan đến như vậy?

Trong diễn đàn mới đây, ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, với góc độ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, ông Dũng kỳ vọng Chính phủ sẽ ban hành các chính sách, cơ chế kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Ông Dũng cũng cho rằng, các vướng mắc liên quan đến quy định triển khai thực hiện bất động sản sẽ được tháo gỡ nhanh, kịp thời. “Đấy là cơ sở, điều kiện thuận lợi để chúng ta hy vọng thị trường bất động sản năm 2023 và thời gian tới sẽ có sự ổn định và phát triển hơn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Chung quan điểm đó, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tin tưởng vào khó khăn của thị trường bất động sản sẽ giảm bớt và dần phục hồi trong năm 2023. TS. Nguyễn Sĩ Dũng chỉ ra 5 yếu tố bổ trợ cho bất động sản. 

Đầu tiên là tầng lớp trung lưu Việt Nam đang gia tăng, cùng với quá trình đô thị hóa, tập trung cư dân sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản.

Trong khi đó, vấn đề tín dụng đã được Chính phủ nhận biết, điều chỉnh và chỉ đạo rất sát sao. “Tôi tin những khó khăn, vướng mắc về tín dụng sẽ được xử lý, nhưng xử lý trong hài hòa lợi ích của nền kinh tế và quốc gia. Bởi bất động sản rất quan trọng nhưng nó là 1/5 thôi. Chúng ta phải phản ứng trên cơ sở 100% nền kinh tế”, ông Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách, thể chế đang được hoàn thiện, sẽ tác động rất lớn đến thị trường bất động sản.

Một điểm quan trọng mà TS. Nguyễn Sĩ Dũng chỉ ra, đó là lòng tin vào thị trường, nhưng quan trọng nhất ở đây là cam kết chính trị. “Chúng ta thấy Chính phủ đã cam kết, đã có những giải pháp đề ra, trên cơ sở truyền thông đúng đắn nữa thì có lẽ niềm tin thị trường sẽ được phục hồi. Cuối cùng, nền kinh tế năm tới vẫn được coi là khá, nhiều đánh giá GDP sẽ trên 6%”, ông Dũng nói.

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, dưới sự tác động của cả 5 yếu tố này, thị trường bất động sản sẽ có cơ sở để ổn định. “Tôi cho rằng không thể làm tất cả mọi thứ ngay mà vẫn phải lựa chọn các doanh nghiệp, dự án hiệu quả, có khả năng thúc đẩy, bán hàng được. Không có chính sách ưu tiên đúng đắn như vậy mà dàn trải thì việc thị trường khởi động trở lại là rất khó”, ông Dũng nói thêm.

Theo Hải Nam (Nhịp sống thị trường)

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video