Cổ phiếu tăng 207% trong nửa tháng, sếp Land Central nhận lương bao nhiêu?

Chuỗi ngày 11 phiên tăng giá khiến cho cổ phiếu của LEC tăng lên gấp đôi dù không có thông tin tích cực gì hỗ trợ.

Cổ phiếu tăng 207% trong nửa tháng, sếp Land Central nhận lương bao nhiêu?

Bất chấp thị trường chứng khoán đi xuống, cổ phiếu LEC của Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung (Land Central) vẫn có nhiều phiên tăng điểm mạnh, tăng kịch trần.

Chuỗi ngày tăng giá của LEC bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 15/9, khi mã cổ phiếu này tăng 0,29% lên mốc 7.020 đồng/cổ phiếu. Từ phiên giao dịch này, LEC tăng 12 phiên liên tiếp, trong đó có đến 10 phiên tăng trần. Tổng chung, trong vòng nửa tháng, cổ phiếu này đã tăng giá lên 207%, từ 7.020 đồng lên 14.550 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 30/9.

Điều đáng nói là cổ phiếu này có lượng giao dịch khá èo uột, trung bình chủ từ vài trăm cho đến vài nghìn cổ phiếu, thậm chí, rất nhiều phiên giao dịch, cổ phiếu này không có thanh khoản.

Giải trình về việc tăng mạnh nhiều phiên liên tiếp, phía LEC cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và không có biến động đặc biệt nào. Văn bản giải trình gần đây nhất cho 5 phiên tăng trần liên tiếp từ ngày 23 - 29/9/2022, LEC lý giải là do cung cầu trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu tăng 207% trong nửa tháng, sếp Land Central nhận lương bao nhiêu? - Ảnh 1.

Biến động giá cổ phiếu LEC trong 1 tháng qua

Theo thông tin được cập nhật trên website của mình, Land Central cho biết, hiện, vốn điều lệ của công ty là 216 tỷ đồng, hiện có 4 công ty con được hợp nhất là Công ty cổ phần Vui chơi Thế hệ mới, Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Phúc Tiến, Công ty cổ phần đầu tư và xâu dựng P&P và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Ánh Dương Hòa Bình. Tại 4 công ty này, LEC có tỷ lệ phần sở hữu từ 54 - 99%.

Thành phần cổ đông của công ty hiện bao gồm các cổ đông lớn là Công ty TNHH Lemony Hà Nội (20,06%), Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Trung (20,06%) và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đoàn Linh Gia (20,06%).

Theo Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất của công ty giảm 48% so với cùng kỳ về mức 110 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu từ hoạt động xây lắp công trình giảm. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm mạnh tới 54%, đặc biệt các chi phí lãi vay lại tăng tới 26%. 

Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này trong 6 tháng đầu năm chỉ còn hơn 196 triệu đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, hoàn thành 19,9% kế hoạch doanh thu và 6,5% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Cổ phiếu tăng 207% trong nửa tháng, sếp Land Central nhận lương bao nhiêu? - Ảnh 2.

Trong cơ cấu lãnh đạo của LEC, ông Nguyễn Kháng Chiến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Ông Chiến đã được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của LEC ngày 16/11/2016.

Trong 6 tháng đầu năm, ông Chiến không nhận được thu nhập từ 2 vị trí này trong khi năm ngoái, vị trí Tổng giám đốc mang về thù lao 88 triệu đồng và vị trí chủ tịch là 30 triệu đồng cho ông.

Các tổng giám đốc khác của công ty bao gồm ông Lê Hoài Nam và Phạm Ngọc Bình có thu nhập lầ lượt là 54,6 và 122,6 triệu đồng, tương đương 9,1 và 20,4 triệu đồng mỗi tháng.

Bà Phạm Thị Nghi Xuân cũng nhận về 54,6 triệu đồng cho vị trí Phó Tổng giám đốc, giảm 88 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Pha Lê (Nhịp sống thị trường)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video