Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú tiết lộ kết quả kinh doanh 2021

Ông Phan Đức Tú cũng đề nghị Chính phủ và NHNN tạo điều kiện tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và kéo dài, luật hóa Nghị định 42 nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn và có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú tiết lộ kết quả kinh doanh 2021

Ông Phan Đức Tú

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 diễn ra vào chiều ngày 29/12, Chủ tịch BIDV ông Phan Đức Tú cho biết ngân hàng đã hoàn thiện toàn diện các chỉ tiêu kinh danh năm 2021 do NHNN giao cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng và hiệu quả.

Theo đó, đến ngày 29/12, quy mô tổng tài sản của BIDV đạt 1,684 triệu tỷ đồng, tăng 11% và quy mô tín dụng 1,582 triệu, tăng 12%. Trong đó, nguồn vốn tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụng (nợ xấu) được kiểm soát dưới 1,5%. Các chỉ số an toàn hoạt động được nâng cao.

Tại Hội nghị, Chủ tịch BIDV tiếp tục đề nghị Chính phủ và NHNN tạo điều kiện tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và kéo dài, luật hóa Nghị định 42 nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn và có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Trước đó, tính đến 30/09/2021, tổng tài sản hợp nhất đạt trên 1,686 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 11,2% so với đầu năm. Đến 30/09/2021, cho vay khách hàng đạt trên 1,328 triệu tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm.

Huy động vốn điều hành phù hợp với những diễn biến về tín dụng, đảm bảo an toàn - hiệu quả, đến 30/09/2021 tổng Tiền gửi của khách hàng và Phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,424 triệu tỷ đồng, tăng 10,5% so với đầu năm.

Chất lượng tín dụng được cải thiện tích cực so với đầu năm: Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 thời điểm 30/09/2021 ở mức 1,39%, giảm 0,15% so với đầu năm, kiểm soát theo đúng định hướng của NHNN dưới 1,6%; Tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,29%, giảm 0,03% so với đầu năm.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video