Chính phủ giao Đồng Nai quyết định dự án lấn sông

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được Chính phủ giao quyết định và chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến dự án lấn sông Đồng Nai.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản giao Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Bộ Nông nghiệp, Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng bổ sung tính toán để đánh giá, định lượng tác động của "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" đến sông Đồng Nai.

[caption id="attachment_63122" align="aligncenter" width="500"] Hàng nghìn khối đất đá được đổ xuống sông Đồng Nai để thực hiện dự án Ảnh: Hoàng Trường.[/caption]

Trên cơ sở đánh giá tác động của dự án, cùng các quy định pháp luật hiện hành, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai quyết định xử lý các vấn đề liên quan đến dự án theo thẩm quyền. Việc quyết định phải bảo đảm đúng quy định pháp luật, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sông Đồng Nai và chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình.

Đồng thời, các Bộ hướng dẫn, giám sát UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án, bảo đảm đúng theo quy định pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, giao thông thủy nội địa, quy hoạch và xây dựng đô thị.

Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai được khởi công tháng 9/2014 với tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng với các hạng mục chính như: bờ kè, công viên, dãy nhà phố, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại... Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100 m.

Tuy nhiên, dự án sau đó vấp phải sự phản đối của các nhà khoa học bởi cho rằng lấp sông Đồng Nai là vi phạm nghiêm trọng đến tài nguyên nước. Bên cạnh đó, việc lấp sông sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền khi đây là con sông lớn thứ ba, trải dài 11 tỉnh chứ không phải sở hữu riêng của Đồng Nai. Nó còn ảnh hưởng đến hạ du, thay đổi dòng chảy và gây xói lở.

Tháng 3/2015, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công dự án và được UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý.

Theo Phước Tuấn - VNE

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video