CEO E&Y Việt Nam: "Chúng tôi như người gác cổng, có giấy thì cho qua"

Theo ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty kiểm toán Ernst&Young Việt Nam, công ty kiểm toán chỉ giống như người bảo vệ, chứ không có quyền điều tra hay kiểm soát các doanh nghiệp.

Chia sẻ trong chương trình "NDH Talk: 20 năm thị trường chứng khoán và bước chuyển của dòng vốn ngoại" diễn ra ngày 16/11, ông Trần Đình Cường cho hay ông đã làm việc tại công ty kiểm toán E&Y rất nhiều năm. Trong thời gian đó, ông Cường có cơ hội chứng kiến sự ra đời, trưởng thành của các công ty cổ phần tại Việt Nam cũng như quá trình thành lập các sở giao dịch chứng khoán. "Công ty cổ phần hóa đầu tiên tại Việt Nam cũng là do chúng tôi kiểm toán", ông Cường kể. Người đứng đầu E&Y khẳng định ngay từ đầu chiến lược của công ty là giúp các doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh.
[caption id="attachment_41366" align="aligncenter" width="640"]Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty kiểm toán Ernst&Young Việt Nam Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty kiểm toán Ernst&Young Việt Nam[/caption]

Tuy nhiên, theo ông Cường, các công ty kiểm toán chỉ đóng vai trò như người bảo vệ, chứ không phải người kiểm soát. Những báo cáo do kiểm toán đưa ra dựa trên các chuẩn mực đã được quy đinh, và các chuẩn mực này "chỉ dừng ở mức độ hợp lý, chứ không phải tuyệt đối".

"Chúng tôi giống như những người bảo vệ, ai có giấy thì cho đi qua. Chúng tôi không được phép điều tra xem giấy đó cấp có đúng không. Trong phạm vi đó, chúng tôi xác định cần làm tốt trách nhiệm của mình", CEO E&Y bộc bạch.

Nhớ lại quãng thời gian gắn bó với nghề kiểm toán, ông Cường cho hay những ngày đầu chưa có chuẩn mực kiểm toán và kế toán, "chúng tôi làm theo cái mình tin là tốt nhất".

CEO E&Y tiết lộ công ty Big 4 này từng từ chối khá nhiều khách hàng đề nghị kiểm toán. "Cũng có những doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng sau đó chúng tôi quyết định từ chối kiểm toán, do chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn mực", ông Cường nói.

Là một trong những người tham gia vào ủy ban xây dựng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam, ông Cường đánh giá "hệ thống chuẩn mực của nước ta đã tiến xa hơn rất nhiều so với 20 năm trước đây".

Dù vậy, doanh nhân này thẳng thắn thừa nhận quy định của Việt Nam vẫn còn khoảng cách tương đối lớn so với quy định chung quốc tế. "Như anh Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch SSI) nói nếu làm chặt quá bản thân chủ nhà cũng không vào được nhà của mình. Chúng tôi là đối tượng bị điều chỉnh cũng không muốn quy định quá phức tạp", CEO E&Y chia sẻ.

Theo ông Cường, tài sản của các doanh nghiệp trong nước đang bị định giá thấp so với quốc tế là do họ không hiểu được chuẩn mực của Việt Nam. "Khi bên ngoài không hiểu, họ chiết khấu ở mức an toàn nhất", ông Cường nhấn mạnh.

"Nói về chuẩn mực kiểm toán, chúng ta đang tương đối gần nhưng thừa 1 chuẩn mực so với quốc tế. Điều tôi muốn nói là chuẩn mực về kế toán thiếu khoảng 10 chuẩn mực so với quốc tế và có 8 chuẩn mực quốc tế điều chỉnh rồi mà Việt Nam vẫn giữ nguyên", CEO E&Y cho biết thêm.

Ông Cường đề xuất chúng ta nên mạnh dạn thay đổi để đạt được các chuẩn mực mà quốc tế công nhận. "Không nên quá lo ngại rằng Việt Nam có đáp ứng được không, bởi chuẩn mực cũng chỉ là luật chơi. Trong năm đầu tiên áp dụng, các doanh nghiệp có thể chưa quen, nhưng đó không phải cái gì quá xa vời không thể với tới", ông Cường nói.

Theo Linh Lam Người đồng hành

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video