Các ngân hàng lớn nhất thế giới dự báo ra sao về kinh tế toàn cầu năm 2023?

Các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại vào năm 2023 và kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái...

Các ngân hàng lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ suy thoái sau một năm bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Ukraine và lạm phát tăng cao - đã gây ra một trong những chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất trong thời gian gần đây.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 năm nay bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ và đã tăng lãi suất thêm 375 điểm cơ bản từ đó đến nay, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế ở nước này.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2023 (so với 2022)

Các ngân hàng lớn nhất thế giới dự báo ra sao về kinh tế toàn cầu năm 2023? - Ảnh 1.

Morgan Stanley dự đoán Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 12 năm 2023, đưa lãi suất cơ bản xuống 4,375% vào cuối năm tới. Trong khi đó, Barclays nhận thấy tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng từ 4,25% đến 4,50% vào cuối năm tới, trong khi Deutsche Bank dự đoán tỷ lệ này ở mức 4,625% sau khi cắt giảm lãi suất.

UBS dự kiến lạm phát của Mỹ sẽ "gần sát" với mục tiêu 2% của Fed vào cuối năm 2023 để ngân hàng trung ương xem xét cắt giảm lãi suất.

Wells Fargo kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào đầu năm 2024. BofA nhận thấy tỷ lệ lãi suất này nằm trong khoảng từ 2,75% đến 3,00% vào cuối năm 2024. 

Dự báo về lạm phát của Mỹ trong năm 2023 và lãi suất cuối chu kỳ

Các ngân hàng lớn nhất thế giới dự báo ra sao về kinh tế toàn cầu năm 2023? - Ảnh 2.

Về tỷ giá tiền tệ, hầu hết các ngân hàng lớn nhất dự báo đồng euro sẽ giảm xuống dưới mức ngang bằng so với USD trong gần suốt năm tới, trước khi hồi phục trở lại vào cuối năm.

Dự báo về các cặp tiền tệ, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ và chỉ số S&P 500 vào cuối năm 2023:

Các ngân hàng lớn nhất thế giới dự báo ra sao về kinh tế toàn cầu năm 2023? - Ảnh 3.

Tham khảo: Reuters

Theo Vân Chi (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video