BIDV báo lãi trước thuế 13.500 tỷ đồng năm 2021, có 4 "siêu chi nhánh" mang về lợi nhuận hàng nghìn tỷ

Cổ phiếu BID đang là cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực nhất thời gian gần đây. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã tăng giá hơn 32%, vừa thiết lập đỉnh mới 49.000 đồng/cp.

BIDV báo lãi trước thuế 13.500 tỷ đồng năm 2021, có 4 "siêu chi nhánh" mang về lợi nhuận hàng nghìn tỷ

Theo thông tin từ BIDV, ngân hàng cho biết, kết thúc năm 2021, BIDV tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản khối ngân hàng thương mại đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,3% so với năm 2020.

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. 

Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ SME và FDI tương ứng tăng 15% và 21%. Chất lượng tín dụng đạt kết quả tốt nhất trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TTNHNN đến 31/12/2021 ở mức 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu NHNN giao (<1,6%). 

BIDV đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, trong đó BIDV đã trích đủ 100% dự phòng cho nợ cơ cấu theo các Thông tư 01, 03, 14. Tỷ lệ trang trải nợ xấu đạt 235%, mức cao nhất trong lịch sử. 

Chênh lệch thu chi của ngân hàng này dẫn đầu khối ngân hàng thương mại, đạt 41.759 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước; Lợi nhuận trước thuế riêng khối Ngân hàng thương mại đạt 12.600 tỷ đồng, tăng 51,3% so với năm 2020, vượt kế hoạch năm 2021 NHNN giao (12.500 tỷ đồng). 

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.500 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2020. Các tỷ lệ an toàn đảm bảo đúng quy định. 

Có 4 "siêu chi nhánh" của BIDV mang về lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng/chi nhánh là chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Hà Thành, chi nhánh Sở giao dịch 1, chi nhánh Thanh Xuân. Mức lợi nhuận này cao hơn nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, ngang ngửa một số ngân hàng tầm trung. 

Năm 2021, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ thành công lên 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, giữ vững vị trí đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2021 tăng 8% so với năm 2020. 

Hoạt động các công ty con, công ty liên doanh, liên kết năm 2021 ghi nhận kết quả tích cực. Lợi nhuận trước thuế Khối công ty con đạt 1.094 tỷ đồng, vượt 56% kế hoạch năm 2021, tăng 47% so với năm 2020.

Đóng cửa phiên giao dịch 25/1/2022, giá cổ phiếu BID đứng ở mức 49.000 đồng/cp, cao nhất từ trước đến nay. BID là cổ phiếu ngân hàng duy nhất không tăng giá nhưng lại đang diễn biến tích cực nhất trong năm 2022. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã tăng giá hơn 32%.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, BIDV đang trong một hành trình phát triển mới với nhiều tín hiệu lạc quan. Ban Lãnh đạo nhận định năm 2021 là năm BIDV đã "Ra đường băng" với hành trang mang theo gồm đầy đủ nội lực, nguồn lực và tâm thế. Và năm 2022 này, BIDV sẽ nỗ lực cao độ để "Cất cánh" thành công, đưa BIDV vào một giai đoạn mới - giai đoạn phát triển bền vững. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video