BIC chi trả bảo hiểm gần 700 triệu đồng cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Ngày 22/05/2020, tại Lâm Đồng, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng (Chi nhánh BIDV Lâm Đồng) đã tổ chức gặp gỡ và trao 685 triệu đồng tiền bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho khách hàng không may gặp rủi ro.

Khách hàng được được chi trả bảo hiểm là gia đình ông Trần Văn Ơn. Ông Ơn vay vốn tại Phòng Giao dịch Đơn Dương, Chi nhánh BIDV Lâm Đồng để sản xuất nông nghiệp và tham gia bảo hiểm BIC Bình An cho khoản vay với số tiền bảo hiểm 685 triệu đồng.

Ngày 22/02/2020, ông Ơn không may bị bỏng do thùng phuy phát nổ, mặc dù đã được gia đình đưa đi chữa trị tại các cơ sở y tế tại Lâm Đồng và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) nhưng do bị bỏng qua nặng nên ông đã không qua khỏi.

Sau khi nhận được tin báo từ gia đình khách hàng, BIC và Chi nhánh BIDV Lâm Đồng đã gửi lời thăm hỏi đồng thời nhanh chóng phối hợp, hướng dẫn gia đình thu thập các tài liệu liên quan để được chi trả bảo hiểm theo đúng quy định. Tổng số tiền chi trả cho gia đình khách hàng Trần Văn Ơn là 685 triệu đồng bao gồm dư nợ gốc, lãi tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm; hỗ trợ chi phí năm viện trọng thời gian điều trị; hỗ trợ tiền lãi vay trong thời gian hoàn thiện thủ tục bồi thường và trợ cấp mai táng.

Đại diện lãnh đạo Chi nhánh BIDV Lâm Đồng và BIC trao tiền bảo hiểm cho thân nhân khách hàng

Sản phẩm bảo hiểm người vay vốn BIC Bình An hiện đang được triển khai tại tất cả các chi nhánh BIDV trên toàn quốc. Hàng năm, BIC chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hàng trăm khách hàng vay vốn không may gặp rủi ro. Bên cạnh đó, BIC Bình An còn là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu, bảo đảm an toàn vốn vay cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tiếp tục khẳng định tính nhân văn của BIC Bình An, vừa qua, BIC đã tiến hành nâng cấp sản phẩm và gia tăng số tiền bảo hiểm tối đa từ 4 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng nhằm bảo vệ toàn diện hơn cho khách hàng vay vốn.

N.Lan

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video