Bà Rịa-Vũng Tàu cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để phục hồi sản xuất

Cả doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sẽ được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho vay với lãi suất 0%, không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, thời hạn giải ngân đến hết 5/4/2022.

Bà Rịa-Vũng Tàu cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để phục hồi sản xuất

Ngày 28/7, ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đã ký văn bản gửi các Sở, ngành liên quan về việc triển khai chính sách hỗ trợ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai cho vay theo các quy định của Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ trì tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn triển khai cán bộ nhân viên thực hiện quy trình cho vay, tổ chức giải ngân, kiểm tra và các nội dung khác có liên quan đến nghiệp vụ cho vay để hướng dẫn khách hàng vay vốn biết.

Các đơn vị liên quan nắm bắt thông tin, tiếp cận xây dựng nhu cầu vốn báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội kịp thời để bố trí vốn cho các doanh nghiệp vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn đầy đủ để xử lý cho vay kịp thời; tuyên truyền rộng rãi chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất quy định tại Nghị quyết số 68/NQ- CP và quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện kiểm tra hồ sơ cho vay theo văn bản hướng dẫn.

Thời hạn giải ngân đến hết 5/4/2022. Lãi suất 0%/năm, nếu quá hạn 12%/năm. Khách hàng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Ngân hàng Chính sách xã hội là nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp đến người sử dụng lao động.

Nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay là 7.500 tỷ đồng, từ nguồn vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Duy Quang (Tiền phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video