Apple Pay chính thức ra mắt tại Việt Nam, những ngân hàng nào hỗ trợ liên kết?

Sau hàng loạt tin đồn, hôm nay (8/8) Apple Pay chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam.

Apple Pay chính thức ra mắt tại Việt Nam, những ngân hàng nào hỗ trợ liên kết?

Theo đó, người dùng iPhone, Apple Watch tại Việt Nam có thể thanh toán trực tiếp dịch vụ tại cửa hàng mà không cần thẻ tín dụng, thẻ ATM.

Phương thức thanh toán này được phát triển bởi Apple để phục vụ người dùng hệ sinh thái iOS, triển khai tại Mỹ từ tháng 10/2014. Với việc chính thức ra mắt hôm nay (8/8), Việt Nam là nước thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Malaysia và Singapore có hỗ trợ Apple Pay.

Được biết, Apple Pay cho phép tạo ra phiên bản số của thẻ vật lý ngay trên ứng dụng. Người dùng có thể thêm nhiều loại thẻ ngân hàng vào Ví Apple và làm công cụ thanh toán tại các điểm bán hàng có công nghệ thanh toán không tiếp xúc hoặc thanh toán online. Bất cứ điểm bán hàng có hỗ trợ công nghệ thanh toán NFC, hoặc có biểu tượng Apple Pay thì khách hàng đều có thể thanh toán mà không cần tiền mặt hay thẻ ngân hàng. 

Trong giai đoạn đầu, Apple Pay liên kết với một số ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, MB, ACB, VPBank và Sacombank. Apple cũng cho biết, Apple Pay có thể sử dụng tại nhiều cửa hàng, siêu thị lớn tại Việt Nam như Điện Máy Xanh, Nhà thuốc Long Châu, Lotte Mart, Cellphones, Watsons, Viettel Store….Ngoài ra, phương thức thanh toán này cũng đã có thể sử dụng trên các ứng dụng như Baemin, Be, Hasaki, mytour.vn, Shopee.

Apple Pay chính thức ra mắt tại Việt Nam, những ngân hàng nào hỗ trợ liên kết? - Ảnh 1.

Các ngân hàng Việt Nam liên kết được với Apple Pay trong giai đoạn đầu.

Để kích hoạt Apple Pay, người dùng cần điện thoại từ iPhone 6 hoặc mới hơn, chạy hệ điều hành iOS 12.5.2 trở lên. Dịch vụ cũng hỗ trợ Watch Series 4 hoặc mới hơn nhưng cần cài đặt hệ điều hành tối thiểu là watchOS 9 và phải được ghép đôi với iPhone 8 trở lên.

Trước Apple Pay, một số dịch vụ thanh toán với công nghệ tương tự cũng đã được triển khai ở Việt Nam như Samsung Pay (từ tháng 9/2017) hay Google Wallet (từ tháng 11/2022).

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video