93% cổ đông chấp thuận sáp nhập SouthernBank vào Sacombank

Kết quả phiếu bầu thông qua sáp nhập SouthernBank vào Sacombank đã đạt tỷ lệ rất cao với trên 93,71% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đồng ý.

co-dong-southern-bank-dong-thuan-gan-100-sap-nhap-vao-sacombank1436877116

93% cổ đông chấp thuận sáp nhập SouthernBank vào Sacombank

Trước phần thảo luận, đại diện của Sacombank cũng công bố cho cổ đông biết về tình hình về sức khỏe của SouthernBank, đại diện của Sacombank dẫn số liệu Thanh tra của NHNN cho biết, Southern Bank có 18.786 tỷ đồng nợ xấu (so với con số 2.500 tỷ công bố cuối 2014) và việc trích lập dự phòng có thể ảnh hưởng kết quả kinh doanh. Đối với khoản nợ xấu này, Phương Nam đã thực hiện xử lý thu hồi hơn 9.000 tỷ đồng, bán nợ cho VAMC 1.444 tỷ và cơ cấu lại 6.768 tỷ. Ngoài ra, khoản đầu tư trái phiếu của ngân hàng đến cuối năm 2014 là 2.420 tỷ đồng đã tất toán hết. Trong các khoản phải thu 1.118 tỷ đồng, ngoài 714 tỷ phải thu của Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam đã quá hạn, các khoản còn lại được đánh giá là có khả năng thu hồi.

Tại phần thảo luận, một cổ đông cho biết đồng ý sáp nhập nhưng muốn biết tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1: 0,75 dựa trên cơ sở nào? Ngân hàng có phương án nào để xử lý nợ xấu? Mất thời gian bao lâu để Sacombank phát triển mạnh khi trong 3 năm tới chỉ chia cổ tức 3%?

Ông Nguyễn Phước Dừa, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) nêu ý kiến cho rằng những người của SouthernBank và người liên quan của SouthernBank không được quyền bỏ phiếu vào tỷ lệ biểu quyết và cũng đề nghị giải thích rõ tỷ lệ hoán đổi để cổ đông không băn khoăn.

Trả lời cổ đông về tỷ hoán đổi, ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank cho biết, ban lãnh đạo đã mất rất nhiều thời gian đưa ra phương án sáp nhập. Trên thế giới, không cuộc sáp nhập nào có lợi ích giống nhau và công bằng cho cả 2 bên. Bên bị sáp nhập bị thiệt hơn, bên nhận sáp nhập có lợi hơn. Bên nhận sáp nhập tăng nhanh hơn quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị cho cổ đông nhanh hơn. Việc sáp nhập này tạo bước ngoặt phát triển mạnh cho Sacombank trong 5-10 năm tới nếu không sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, khó khăn là lợi nhuận thời gian đầu sẽ giảm.

Chúng tôi đã tính toán tỷ lệ hoán đổi 1:0,75, một cổ phần của SouthernBank đổi được 0,75% cổ phần của Sacombank. Dựa trên các yếu tố đã được đồng thuận giữa 2 ngân hàng, dựa trên giá trị sổ sách, giá thị trường có tính đến yếu tố sáp nhập. Giá cổ phiếu SouthernBank trước sáp nhập là dưới mệnh giá. Do vậy, giá thực hiện hoán đổi cao hơn 50-100 đồng/cổ phiếu so với giá cổ phiếu SouthernBank giao dịch trên thị trường.

Sau sáp nhập, tên của SouthernBank biến mất, giá trị vô hình và cơ sở vật chất thuộc về Sacombank. Bù lại cổ đông của SouthernBank sẽ có giá cổ phiếu cao hơn, có thể bán cổ phiếu sau sáp nhập là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu của Sacombank đã niêm yết thì thị trường và nhận được phản ứng tích cực từ phía các nhà đầu tư, giá cổ phiếu của Sacombank đã tăng từ 18.100 đồng/cổ phiếu trước khi có thông tin sáp nhập chính thức cho đến ngày 10/7 là 19.700 đồng/cổ phiếu. Bình quân mỗi phiên giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu, và nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 70% mỗi phiên giao dịch của cổ phiếu Sacombank.

Về tỷ lệ hoán đổi, ông Kiều Hữu Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank cho biết thêm, không có công thức nào tính toán tỷ lệ hoán đổi chính xác. Chỉ là tương đối và mong cổ đông chấp thuận và chúng tôi đảm bảo hài hòa lợi ích của đa số cổ đông.

Trả lời cổ đông về việc loại trừ các cổ đông có liên quan, ông Kiều Hữu Dũng cho biết, đối với sáp nhập doanh nghiệp thì theo luật không loại trừ và không phân biệt trong việc bỏ phiếu đồng ý sáp nhập.

Về xử lý nợ xấu trong thời gian tới, ngân hàng đã công khai tất cả những khó khăn khi sáp nhập. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và cổ đông thì trong 3 năm tới chúng tôi cố gắng xử lý dứt điểm nợ xấu của ngân hàng sáp nhập. Nếu tình hình khó khăn hơn có thể kéo dài thêm 1-2 năm.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video