6 tháng đầu năm Sacombank thu hồi được hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.500 tỷ

Từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu đến nay, Sacombank đã thu hồi được gần 35.700 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu hiện đã về dưới 2%.

6 tháng đầu năm Sacombank thu hồi được hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.500 tỷ

Nhân viên Sacombank tư vấn khách hàng

Ngân hàng Sacombank vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019. Tại Hội nghị, ngân hàng đã công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 1.500 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm. 

Đến hết quý 2/2019, tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 439.000 tỷ đồng; trong đó chú trọng tái cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 398.000 tỷ đồng. Cho vay đạt hơn 279.000 tỷ đồng; danh mục cho vay được cơ cấu theo hướng giảm cho vay kinh doanh bất động sản, tăng cho vay sản xuất kinh doanh, phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng xanh. Mạng lưới giao dịch đạt 566 điểm, phủ 48/63 tỉnh thành Việt Nam, Lào và Campuchia.

Chất lượng tín dụng cũng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,11% xuống 1,96%. Dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem về nguồn thu gần 1.400 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Các tỷ lệ an toàn đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh khởi sắc, Sacombank cũng tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, bám sát các mục tiêu tại Đề án. Theo đó, Sacombank đã tăng cường thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng với hơn 11.000 tỷ đồng đã xử lý trong 6 tháng đầu năm. Như vậy, lũy kế từ khi triển khai Đề án đến nay, Sacombank đã thu hồi được gần 35.700 tỷ đồng.

Lãnh đạo ngân hàng cho biết, với nền tảng vững chắc, 6 tháng cuối năm 2019, Sacombank tiếp tục gia tăng năng lực tài chính, đẩy mạnh huy động và phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng và đột phá về sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện công tác bán hàng, cải thiện năng suất lao động, củng cố toàn diện mọi mặt hoạt động và nâng tầm quản trị điều hành… nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch 2019.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video