2 đại diện Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

2 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Việt Nam là bà Trương Thị Lệ Khanh – nhà sáng lập và Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020. Trong một năm mà kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, những nhà lãnh đạo trên toàn khu vực phải trải qua cuộc thử nghiệm cam go.

25 doanh nhân quyền lực nhất châu Á được vinh danh lần này đều mạnh mẽ đối đầu với những thách thức đó và chứng minh bản lĩnh của họ trong thời khắc khó khăn.

Xuất hiện trong danh sách có các nữ doanh nhân đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau gồm công nghệ sinh học, công nghệ tài chính, bán lẻ… Mỗi người đều đạt được những thành công vang dội khi điều hành công ty với doanh thu khổng lồ hoặc có công xây dựng nên startup được định giá trên 1 tỷ USD.

Điểm chung của những lãnh đạo này là tinh thần kiên cường, tầm nhìn có thể thích nghi với bình thường mới và nhận ra những cơ hội nơi mọi người chỉ nhìn thấy thách thức khó khăn.

Năm nay, Việt Nam vinh dự góp mặt 2 đại diện gồm bà Trương Thị Lệ Khanh – nhà sáng lập và Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail.

Trong suốt 23 năm, bà Khanh đã xây dựng Vĩnh Hoàn trở thành công ty hải sản lớn nhất Việt Nam về vốn hóa thị trường. Năm ngoái, công ty này cũng đạt kết quả kinh doanh tốt nhất trong ngành công nghiệp hải sản của cả nước khi đạt lợi nhuận ròng 50 triệu USD trên doanh thu 340 triệu USD.

2 đại diện Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - Ảnh 1.

Bà Khanh đã dành 1 thập kỷ để làm việc cho các công ty sở hữu nhà nước trước khi thành lập nên Vĩnh Hoàn vào năm 1997. Hiện tại, bà đang là lãnh đạo của 6.000 công nhân viên, 6 nhà máy sản xuất. Với hầu hết doanh thu tới từ nước ngoài, bà Khanh nói rằng xu hướng sụt giảm trên toàn cầu trong ngành công nghiệp F&B đã gây ra việc doanh thu của Vĩnh Hoàn sụt giảm 20% trong năm nay. Để tìm ra tốc độ tăng trưởng mới, bà Khanh nhắm tới việc mở rộng ở trong nước và châu Âu.

2 đại diện Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - Ảnh 2.

Trong khi đó, theo giới thiệu của Forbes, bà Nguyễn Bạch Diệp gia nhập FPT Retail từ 8 năm trước và trở thành nữ chủ tịch vào năm 2017. Bà đã giúp biến đây trở thành nhà bán lẻ điện tử lớn thứ 2 ở Việt Nam về số lượng cửa hàng với hơn 630 cửa hàng trên khắp cả nước. Năm 2017, bà đã bổ sung thêm mảng bán lẻ thuốc thông qua việc mua lại cổ phần của nhà thuốc Long Châu và mở rộng từ 4 cửa hàng lên gần 160 cửa hàng.

Để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh trong đại dịch, FPT Retail đã lên kế hoạch mở thêm 60 nhà thuốc mới tính tới cuối năm nay. Năm 1997, bà Diệp bắt đầu gia nhập tập đoàn FPT.

Theo Phương Linh (Tổ quốc)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video