Vietcombank công bố giảm đồng loạt lãi suất tiền vay giai đoạn 3 cho khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng Covid-19

Tổng dư nợ của các khách hàng được giảm lãi suất lần này khoảng 64.000 tỷ đồng.

Vietcombank công bố giảm đồng loạt lãi suất tiền vay giai đoạn 3 cho khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng Covid-19

Nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa quyết định giảm đồng loạt lãi suất tiền vay giai đoạn 3.

Theo đó, giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng cá nhân có dư nợ vay phục vụ đời sống tại thời điểm trước khi triển khai biện pháp hỗ trợ giai đoạn 3. Thời gian áp dụng mức giảm lãi suất từ ngày 15/5/2020 đến hết ngày  31/7/2020.

Ngân hàng cho biết, với chính sách mới này Vietcombank sẽ hỗ trợ hơn 85 ngàn khách hàng cá nhân đang vay vốn phục vụ đời sống tại thời điểm triển khai chính sách với qui mô tín dụng là 64 ngàn tỷ đồng. Song ngân hàng cũng lưu ý đối tượng giảm lãi suất giai đoạn 3 không bao gồm các khoản dư nợ đang được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất của Vietcombank và một số điều kiện khác.

Như vậy, với đợt giảm lãi suất lần này, Vietcombank đã hỗ trợ toàn bộ danh mục các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân ở cả mục đích vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Trước đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ngay từ giữa tháng 2/2020, Vietcombank đã triển khai hàng loạt giải pháp ưu đãi dành cho khách hàng như giảm lãi suất cho vay giai đoạn 1, triển khai chương trình cho vay mới với qui mô dư nợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất siêu thấp từ 4,5-5% năm; giảm lãi suất cho vay giai đoạn 2 với tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 90 ngàn khách hàng với quy mô tín dụng là 300 ngàn tỷ đồng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tín dụng có tín hiệu tăng tốc trở lại

Tín dụng tại cuối tháng 3 tăng lên đạt 0,6%, từ mức 0,25% tính đến 25/3, và từ mức âm 1% của 2 tháng đầu năm. Tín hiệu "quay xe" để tăng nhu cầu hấp thụ vốn trở lại đang khó rõ.

Không để giá vàng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Vàng được xem là lớp tài sản phòng thủ nhưng nếu chúng ta mua vàng quá nhiều thì nền kinh tế sẽ giống như việc “đi ra cao tốc mà bị đạp phanh”, vì vậy cần có giải pháp ổn định từ các cơ quan quản lý.

Giải bài toán tăng trưởng tín dụng cách nào?

Để đối phó với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng, cần nhiều giải pháp như hạ lãi suất cho vay, mở rộng cơ hội cho vay tín chấp, kích cầu tiêu dùng trong nền kinh tế...

Cần thời gian để ổn định thị trường vàng

Thị trường vàng là một mảnh ghép đặc biệt của thị trường tài chính, tiền tệ. Do nhu cầu quá lớn dẫn đến áp lực tương đối cao, nên chúng ta cần có thời gian để điều chỉnh.

Video