VASEP: Cá ngừ đóng hộp Việt Nam tại Slovakia cạnh tranh được nhờ giá thấp

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, thị trường cá ngừ đóng hộp tại Slovakia, đất nước Đông Âu, đã tăng gần gấp đôi chỉ trong 2 năm, cho thấy đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các nhà chế biến cá ngừ.

VASEP: Cá ngừ đóng hộp Việt Nam tại Slovakia cạnh tranh được nhờ giá thấp

Ảnh minh họa.

Theo số liệu thống kê của Eurostate, thị trường Slovakia có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều các sản phẩm cá ngừ cắt lát cao cấp và cả các sản phẩm bình dân.

Năm 2019, Slovakia đã nhập khẩu tổng cộng 6.168 tấn cá ngừ đóng hộp, tăng 78% so với năm 2017 và 6% so với năm 2018. Sự gia tăng nhập khẩu này tương quan với việc giảm giá trung bình nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp từ các nhà cung cấp chính. Trong 2 năm, giá CFR trung bình của các sản phẩm cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào thị trường này giảm 14%, tương đương 690 USD/tấn.

Một phần nhỏ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào thị trường này được tái xuất sang các nước EU khác, trong đó chủ yếu là các nước Đông Âu, nơi Slovakia cung cấp 1.381 tấn cá ngừ đóng hộp. Hiện Slovakia là nước không có ngành sản xuất và chế biến cá ngừ.

Trong số các nguồn cung, Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường này sau khi tăng đột biến (379%) các lô hàng xuất khẩu sang Slovakia trong năm 2018. Tuy nhiên, năm 2019 xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan sang thị trường này lại giảm nhẹ. Sự tăng trưởng xuất khẩu đột biến này của Thái Lan sang Slovakia là do nhu cầu đối với các sản phẩm thịt cá ngừ xé vụn của Slovakia cao và khả năng cung cấp các sản phẩm với giá rất cạnh tranh của các nhà sản xuất đồ hộp Thái Lan. Nên mặc dù đang bị áp thuế cao 24% khi xuất khẩu sang EU nhưng các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan vẫn cạnh tranh tốt tại thị trường Slovakia.

Các nhà sản xuất đồ hộp Tây Ban Nha, đang là nguồn cung lớn thứ 2 cho thị trường Slovakia, với khối lượng xuất khẩu thấp hơn 146 tấn so với Thái Lan trong năm 2019. Nhưng các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Tây Ban Nha đang được bán với giá cao hơn nhiều so với Thái Lan, cao hơn 2.359 EUR/tấn (giá trước thuế). Năm 2019, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Tây Ban Nha sang Slovakia cũng giảm so với năm 2018, nguyên nhân là do giá các sản phẩm của nước này có xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ.

Các nhà sản xuất đồ hộp Việt Nam đang đứng thứ 5 trong số các nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường Slovakia. Sau sự sụt giảm xuất khẩu vào năm 2018, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Slovakia đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2019, đạt 116%. Sự tăng trưởng này được cho là do các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp đã đưa ra mức giá cạnh tranh hơn, giảm 5% so với năm 2018. Với mức giá CFR trung bình năm 2019 của các sản phẩm đóng hộp ở mức 2.936 USD/tấn, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang có mức giá thấp thứ 2, sau Thái Lan. Chính vì vậy mà thị phần và thứ hạng của cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tại Slovakia đã tăng lên trong năm 2019.

Cùng với Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang tăng mạnh xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang thị trường Slovakia là Philippines. Năm 2019, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này sang Slovakia cao hơn 145% so với năm trước đó. Và cũng giống như Việt Nam, các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp của Philippines đang cung cấp các sản phẩm với giá cạnh tranh hơn so với những năm trước, giá CFR trung bình các sản cá ngừ đóng hộp của Philippines năm 2019 đã giảm 15% so với năm 2018. Và điều này cũng giúp cho Philippines tăng thêm thị phần tại thị trường này.

Theo VASEP, điều đáng nói là trong khi các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan và Việt Nam đang bị áp thuế cao 24% khi xuất khẩu sang EU, các sản phẩm của Philippines lại được miễn thuế xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, có thể thấy, mặc dù thuế cao với mức giá cạnh tranh cao các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan và Việt Nam vẫn cạnh trạnh tốt tại thị trường này.

Theo Nhịp sống kinh tế

Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội phát triển tích cực, công tác quy hoạch - hạ tầng có bước tiến rõ rệt. Đây là nền tảng quan trọng để Thủ đô bước vào 6 tháng cuối năm với quyết tâm cao độ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên trong năm 2025.

Mở rộng không gian, tăng tốc phát triển cho vùng cực Nam Tổ quốc

Việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá cho vùng cực Nam Tổ quốc. Cà Mau (mới) đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, hướng tới trở thành trung tâm động lực của vùng ĐBSCL.

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Cách doanh nghiệp Trung Quốc “thoát” Mỹ

Sau Đông Nam Á đến lượt Vương quốc Anh trở thành thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Trung Quốc thi triển chiến lược “sản xuất rẻ, phân phối nhanh”.

Video