Trái ngược với khối ngoại, tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng hơn 570 tỷ đồng trong tuần 16-20/11

Khối tự doanh có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp với tổng giá trị 1.028 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột như VNM, VIC, VCB, MWG... đều bị bán ròng mạnh.

VN-Index có thêm một tuần tăng điểm khi đứng ở mức 990 điểm, tương ứng tăng 23,71 điểm (2,5%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 2,47 điểm (1,7%) lên 147,21 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 1,73 điểm (2,7%) lên 66,43 điểm.

Điểm tiêu cực của thị trường trong tuần từ 16-20/11 là tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) đẩy mạnh bán ròng. Cụ thể, theo số liệu từ FiinPro, khối tự doanh mua vào 64,4 triệu cổ phiếu, trị giá 2.129 tỷ đồng trong khi bán ra 76,2 triệu cổ phiếu, trị giá 2.703 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 11,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 574 tỷ đồng, tăng vọt so với con số chỉ 11 tỷ đồng ở tuần trước đó. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối tự doanh với tổng giá trị ở mức 1.028 tỷ đồng.

Đứng đầu danh sách mua ròng của khối tự doanh là VHM với giá trị 93 tỷ đồng. Tiếp sau đó, LIX và HPG đươc mua ròng lần lượt 90,4 tỷ đồng và 78 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 125 tỷ đồng. Hai mã CVT và VIC cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các mã trụ cột như VCB, MWG, FPT, MSN, MBB hay HDB cũng bị bán ròng mạnh.

Trái ngược với khối ngoại, tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng hơn 570 tỷ đồng trong tuần 16-20/11 - Ảnh 1.

10 cổ phiếu có giá trị mua (bán) ròng mạnh nhất của khối tự doanh. Nguồn: FiinPro. Đơn vị: Tỷ đồng.

Diễn biến trên của khối tự doanh trái ngược hoàn toàn so với khối ngoại. Dòng vốn ngoại tuần từ 16-20/11 chấp dứt chuỗi 7 tuần bán ròng liên tiếp trên sàn HoSE khi mua ròng trở lại 456 tỷ đồng. Trong đó, VNM, VIC, VRE, VCB hay VJC được mua ròng rất mạnh với giá trị đều trên 200 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh mã HDB với giá trị gần 400 tỷ đồng. MSN và CTG đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Theo Bình An (Người đồng hành)

Bất động sản chờ vốn chứng khoán

Dù chưa đến kỳ ĐHĐCĐ, nhưng hàng loạt công ty bất động sản (BĐS) đã có kế hoạch huy động vốn qua kênh chứng khoán.

Video