Tiêu thụ xi măng vẫn tăng dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng tiêu thụ sản phẩm xi măng trong 8 tháng năm 2021 vẫn tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, sản lượng xi măng xuất khẩu tăng tới 12% so với cùng kỳ.

Tiêu thụ xi măng vẫn tăng dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Theo số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong 8 tháng năm 2021, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt khoảng 70,77 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 43,54 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu ước đạt khoảng 27,23 triệu tấn, tăng tới 12% so với cùng kỳ.

Riêng trong tháng 8/2021, ước tiêu thụ khoảng 8,09 triệu tấn, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,97 triệu tấn, xuất khẩu ước đạt khoảng 3,12 triệu tấn.

Theo PGS.TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), sở dĩ tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa giảm là do tác động của đại dịch COVID-19, trong bối cảnh 19 tỉnh, thành phố phía nam, TPHCM và Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động.

Ông Lương Đức Long cho biết, sản lượng xuất khẩu xi măng tăng 12% là tín hiệu đáng mừng do tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Caanada, Mỹ, Trung Quốc đã trở lại hoạt động bình thường, nhu cầu sử dụng sản phẩm xi măng tăng cao và giá xi măng tại các thị trường này cũng đang được điều chỉnh theo xu hướng tăng.

Nhận định về tình hình tiêu thụ xi măng trong những tháng cuối năm, đại diện VNCA cho rằng trong bối cảnh tiến độ tiêm vaccine đang được các địa phương đẩy mạnh, tình hình dịch bệnh đang từng bước được khống chế hiệu quả, các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội và trở lại trạng thái bình thường mới thì tiêu thụ xi măng sẽ tăng mạnh do đây cũng là cao điểm mùa xây dựng.

Theo Chinhphu.vn

Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội phát triển tích cực, công tác quy hoạch - hạ tầng có bước tiến rõ rệt. Đây là nền tảng quan trọng để Thủ đô bước vào 6 tháng cuối năm với quyết tâm cao độ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên trong năm 2025.

Mở rộng không gian, tăng tốc phát triển cho vùng cực Nam Tổ quốc

Việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá cho vùng cực Nam Tổ quốc. Cà Mau (mới) đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, hướng tới trở thành trung tâm động lực của vùng ĐBSCL.

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Cách doanh nghiệp Trung Quốc “thoát” Mỹ

Sau Đông Nam Á đến lượt Vương quốc Anh trở thành thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Trung Quốc thi triển chiến lược “sản xuất rẻ, phân phối nhanh”.

Video