SSI: Lợi nhuận 3 'ông lớn' ngân hàng quốc doanh giảm 6% năm 2020, bứt phá năm 2021

Phân tích kết quả kinh doanh ngành ngân hàng 9 tháng 2020, SSI đưa ra dự báo, lợi nhuận trước thuế của các NHTMNN giảm 6,2% trong năm 2020, sau đó phục hồi tăng 21,8% trong năm 2021. Lợi nhuận trước thuế của các NHTMCP sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2020 và tăng 13,7% trong năm 2021.

SSI: Lợi nhuận 3 'ông lớn' ngân hàng quốc doanh giảm 6% năm 2020, bứt phá năm 2021

13 ngân hàng được SSI thống kê kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm gồm: ACB, BIDV, Vietinbank, HDBank, LienVietPostBank, MBBank, Techcombank, TPBank, SHB, Sacombank, Vietcombank, VIB, VPBank.

Thống kê của SSI trên kết quả kinh doanh 13 ngân hàng cho thấy, quý 3 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận dựa chủ yếu trên tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh 14% so với cùng kỳ và sự gia tăng thấp hơn của chi phí dự phòng, chi phí hoạt động.

Đáng chú ý là mức trích lập dự phòng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Cụ thể, trong khi Vietcombank và Vietinbank có mức trích lập dự phòng tăng từ 35%-39%, thì ở nhóm ngân hàng TMCP lại giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng tín dụng của 13 ngân hàng tăng thêm khoảng 153,3 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2020 - cao hơn khoảng 19% so với mức tăng trong quý 2/2020. Nhờ vậy, tín dụng tình đến cuối quý 3 đạt 7,5% so với đầu năm.

Tăng trưởng tín dụng ở nhóm NHTMCP tăng khá nhanh, tăng 5,3% so với quý trước và 12,9% so với đầu năm. Cho vay doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt trong khi cho vay bán lẻ có dấu hiệu phục hồi ở BIDV, MBBank và HDBank.

Trong quý 3, NHNN đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với nhiều NHTMCP, trong đó mức cao nhất hiện nay là 23% ở Techcombank, TPBank và VIB.

Thu nhập ngoài lãi trong quý 3/2020 của 13 ngân hàng đạt 19,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng thu nhập hoạt động. Điều này được thúc đẩy chủ yếu bởi thu nhập phí ròng của các ngân hàng tư nhân, tăng 51,7% so với cùng kỳ và lãi kinh doanh ngoại hối trong các ngân hàng quốc doanh tăng 18% so với cùng kỳ.

Nói riêng về nợ xấu, SSI cho biết, chi phí dự phòng trong quý 3/2020 tăng 18% so với quý trước, phần lớn trong số đó được sử dụng cho mục đích xóa nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng lên 1,77% (quý 3/2020) từ 1,68% (quý 2/2020). Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu chỉ nhích nhẹ lên 90,6% (quý 3/020) từ 90% (quý 2/2020). Dự kiến, chi phí dự phòng có thể tăng nhanh trong quý 4/2020.

Ngoại trừ Techcombank có tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,6%, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại khác đều tăng từ 0,2% - 0,7%; Tổng nợ xấu tại ngày 30/9/2020 là 91,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước.

Dự trên phân tích kết quả kinh doanh hệ thống ngân hàng 9 tháng và tình hình kinh tế Việt Nam, thế giới, SSI đưa dự báo, năm 2020, lợi nhuận trước thuế của nhóm các NHTMNN sẽ giảm 6,2%, sau đó phục hồi tăng 21,8% trong năm 2021. Lợi nhuận trước thuế của các NHTMCP sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2020 và tăng 13,7% trong năm 2021.

Theo Đình Vũ (Nhà đầu tư)

Tín dụng có tín hiệu tăng tốc trở lại

Tín dụng tại cuối tháng 3 tăng lên đạt 0,6%, từ mức 0,25% tính đến 25/3, và từ mức âm 1% của 2 tháng đầu năm. Tín hiệu "quay xe" để tăng nhu cầu hấp thụ vốn trở lại đang khó rõ.

Không để giá vàng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Vàng được xem là lớp tài sản phòng thủ nhưng nếu chúng ta mua vàng quá nhiều thì nền kinh tế sẽ giống như việc “đi ra cao tốc mà bị đạp phanh”, vì vậy cần có giải pháp ổn định từ các cơ quan quản lý.

Giải bài toán tăng trưởng tín dụng cách nào?

Để đối phó với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng, cần nhiều giải pháp như hạ lãi suất cho vay, mở rộng cơ hội cho vay tín chấp, kích cầu tiêu dùng trong nền kinh tế...

Cần thời gian để ổn định thị trường vàng

Thị trường vàng là một mảnh ghép đặc biệt của thị trường tài chính, tiền tệ. Do nhu cầu quá lớn dẫn đến áp lực tương đối cao, nên chúng ta cần có thời gian để điều chỉnh.

Video