OCB chốt quyền nhận cổ tức ngày 3/8

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa thông báo cho biết ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu là ngày 3/8/2021, tỷ lệ phát hành 25%.

OCB chốt quyền nhận cổ tức ngày 3/8

Trước đó, đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận việc OCB tăng vốn điều lệ tối đa 2.739 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 10.959 tỷ đồng lên 13.698 tỷ đồng.

Theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, bên cạnh phương án tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu, OCB còn dự kiến tiếp tục tăng vốn từ việc phát hành khoảng 5 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP với mức giá 10.000 đồng/cp và chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vốn điều lệ của OCB sau khi thực hiện các đợt phát hành trên sẽ đạt gần 14.450 tỷ đồng.

Với số vốn được bổ sung thêm (gần 3.500 tỷ), ngân hàng dự kiến dùng hơn 2.600 tỷ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay; số tiền còn lại dùng để mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (21/7), giá cổ phiếu OCB đứng ở mức 27.800 đồng/cp. Cổ phiếu này đã giảm khoảng 10% kể từ đầu tháng 7.

OCB chốt quyền nhận cổ tức ngày 3/8 - Ảnh 1.

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tín dụng có tín hiệu tăng tốc trở lại

Tín dụng tại cuối tháng 3 tăng lên đạt 0,6%, từ mức 0,25% tính đến 25/3, và từ mức âm 1% của 2 tháng đầu năm. Tín hiệu "quay xe" để tăng nhu cầu hấp thụ vốn trở lại đang khó rõ.

Không để giá vàng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Vàng được xem là lớp tài sản phòng thủ nhưng nếu chúng ta mua vàng quá nhiều thì nền kinh tế sẽ giống như việc “đi ra cao tốc mà bị đạp phanh”, vì vậy cần có giải pháp ổn định từ các cơ quan quản lý.

Giải bài toán tăng trưởng tín dụng cách nào?

Để đối phó với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng, cần nhiều giải pháp như hạ lãi suất cho vay, mở rộng cơ hội cho vay tín chấp, kích cầu tiêu dùng trong nền kinh tế...

Cần thời gian để ổn định thị trường vàng

Thị trường vàng là một mảnh ghép đặc biệt của thị trường tài chính, tiền tệ. Do nhu cầu quá lớn dẫn đến áp lực tương đối cao, nên chúng ta cần có thời gian để điều chỉnh.

Video