Hội đồng Kinh doanh Đông Á khuyến nghị thúc đẩy kinh doanh “phi giấy tờ”

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, chiều ngày 14/11/2020 đã diễn ra Phiên đối thoại của Lãnh đạo các nước ASEAN+3 với đại diện Hội đồng Kinh doanh Đông Á (EABC).

Hội đồng Kinh doanh Đông Á khuyến nghị thúc đẩy kinh doanh “phi giấy tờ”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành Phiên đối thoại trong vai trò Chủ tịch ASEAN+3. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Báo cáo tại Phiên đối thoại, Đại diện của EABC đã kiến nghị các nhà lãnh đạo ASEAN+3 xem xét đưa các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp vào các chính sách hồi phục sau đại dịch COVID-19, hoan nghênh khả năng ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm Chủ tịch của Việt Nam.

Để đảm bảo sự ổn định và bền vững của chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, Hội đồng EABC kiến nghị mở rộng sáng kiến Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR) sang các mặt hàng nông sản dự trữ thiết yếu khác. EABC cũng mong muốn các nhà lãnh đạo quan tâm chỉ đạo giảm chi phí ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, đưa ra các giải pháp thông tin, xử lý tình trạng rò rỉ dữ liệu và tăng cường hợp tác công tư để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Đồng thời, EABC cũng khuyến nghị xem xét thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ và cải thiện các quy định về quản lý dữ liệu, phát triển các quy định hỗ trợ áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào kinh doanh.

Hội đồng Kinh doanh Đông Á khuyến nghị thúc đẩy kinh doanh “phi giấy tờ” - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng hoan nghênh những khuyến nghị của EABC và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp khu vực tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng các Chính phủ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế xã hội, đưa kinh tế khu vực Đông Á trở lại mạnh mẽ hơn, hội nhập hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn sau đại dịch.Điều hành Phiên đối thoại trong vai trò Chủ tịch ASEAN+3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp thiết thực của Hội đồng EABC trong nỗ lực chung ứng phó với dịch bệnh, phục hồi kinh tế nói riêng cũng như tiến trình hội nhập và liên kết kinh tế khu vực thời gian qua.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục thể hiện bản lĩnh, tinh thần tự lực, tự cường, đứng vững và vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nhanh chóng phục hồi và tiếp tục phát triển; đề nghị cộng đồng doanh nghiệp chú trọng nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh trong sản xuất, kinh doanh, hướng đến các giá trị xanh-sạch và phát triển bền vững, vì lợi ích bao trùm của người dân.

Thủ tướng yêu cầu Hội đồng Kinh doanh Đông Á tiếp tục phát huy vai trò của mình là cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ các nước Đông Á; đề xuất những khuyến nghị, đóng góp phù hợp, xác đáng và kịp thời cho Chính phủ các nước để tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hội nhập kinh tế khu vực, góp phần triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể phục hồi ASEAN.

Theo Đức Tuân (Chinhphu.vn)

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn kinh doanh taxi tại Lào

Dự kiến trong năm nay, Công ty CP Di chuyển Xanh và Thông minh của ông Phạm Nhật Vượng sẽ khai trương dịch vụ taxi điện tại Lào với quy mô đội xe lên tới 1.000 xe VF 5 Plus và VF e34. Bước đầu, GSM sẽ phát triển dịch vụ taxi điện, tiến tới phát triển đầy đủ hệ sinh thái dịch vụ.

Khi thành viên hội đồng quản trị rút đơn từ chức

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thành viên hội đồng quản trị hay kiểm soát viên của công ty cổ phần có thể bị miễn nhiệm theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), căn cứ trên đơn từ chức của họ. Tuy nhiên, nếu sau khi đã nộp đơn từ chức, những cá nhân này lại có đơn xin rút đơn từ chức, thì doanh nghiệp sẽ phải xử lý ra sao để giải quyết nguyện vọng của đương sự mà vẫn bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật?

Vissan vinh dự đón nhận danh hiệu Doanh Nghiệp Xanh năm 2023

Chiều ngày 13/09/2023, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) vinh dự đón nhận danh hiệu Doanh Nghiệp Xanh năm 2023 do Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức.

Video