Gạo ngon nhất thế giới của Thái Lan giảm giá mạnh

Giá gạo Hom Mali xuất khẩu hiện nay là 700 USD/tấn so với 800 USD/tấn vào đầu năm nay, tương đương với mức giảm 14,2%. 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Hom Mali đạt 661.750 tấn, giảm 26,7% so với cùng kỳ.

Gạo ngon nhất thế giới của Thái Lan giảm giá mạnh

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, giá lúa Hom Mali thu hoạch vụ mới ở Thái Lan ở mức 8.600-11.500 bath/tấn (260-349 USD/tấn) so với 14.500 bath/tấn (440 USD/tấn) hồi tháng 1/2020. Giá gạo Hom Mali, loại ngon nổi tiếng của Thái Lan, xuất khẩu hiện nay là 700 USD/tấn so với 800 USD/tấn vào đầu năm nay, tương đương với mức giảm 14,2%.

Bên cạnh giá giảm, xuất khẩu Hom Mali cũng giảm. Năm ngoái, Thái Lan xuất khẩu 1,3 triệu tấn Hom Mali với giá trị đạt 42,5 tỷ baht (1,3 triệu USD), tương ứng với mức giảm 4,7% về lượng và 6,7% về giá trị so với 2019. Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu Hom Mali đạt 661.750 tấn, trị giá 581 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và 37,8% về kim ngạch. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Thái Lan, đạt 224.181 tấn, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Charoen Laothammatas, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết xuất khẩu đi xuống do thiếu lao động cũng như các vấn đề vận chuyển vì tác động của Covid-19. Cước vận chuyển tiếp tục duy trì ở mức cao kỷ lục, đặc biệt là tuyến tới New York và Los Angeles tăng lần lượt lên 18.500 USD/container và 15.000 USD/container, từ mức chỉ 3.000-4.000 USD/container trước khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Charoen chia sẻ thêm sản lượng gạo nói chung của Thái Lan, bao gồm cả Hom Mali, dự kiến sẽ trở lại bình thường trong năm nay sau khi giảm khoảng 20% trong 2 năm qua do hạn hán trên diện rộng. Lúa Hom Mali dự báo đạt 9 triệu tấn trong năm nay, tương đương 5 triệu tấn gạo. Một nửa sản lượng gạo Hom Mali dành cho tiêu dùng nội địa và phần còn lại dành cho xuất khẩu.

Theo Đỗ Lan (NĐH)

Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội phát triển tích cực, công tác quy hoạch - hạ tầng có bước tiến rõ rệt. Đây là nền tảng quan trọng để Thủ đô bước vào 6 tháng cuối năm với quyết tâm cao độ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên trong năm 2025.

Mở rộng không gian, tăng tốc phát triển cho vùng cực Nam Tổ quốc

Việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá cho vùng cực Nam Tổ quốc. Cà Mau (mới) đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, hướng tới trở thành trung tâm động lực của vùng ĐBSCL.

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Video