Ấn Độ cấm thêm 43 ứng dụng của Trung Quốc

Ấn Độ mới bổ sung thêm 43 ứng dụng Trung Quốc - bao gồm các sản phẩm phổ biến AliExpress, Lalamove - vào danh sách cấm tại nước này.

Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ - đơn vị ban hành lệnh cấm - mô tả các ứng dụng của Trung Quốc “làm tổn hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và trật tự công cộng của Ấn Độ”.

Các ứng dụng bị chặn gồm nhiều sản phẩm của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, điển hình như AliSuppliers, Alibaba Workbench, AliExpress, Alipay Cashier, Taobao Live; ứng dụng vận chuyển Lalamove India; ứng dụng mua sắm Taobao Live; ứng dụng mạng xã hội và hẹn hò như Chinese Social, Date in Asia, WeDate; ứng dụng video ngắn Snack Video của đế chế công nghệ Tencent.

Trước đó, Ấn Độ cũng ra lệnh hạn chế đối với một loạt phần mềm phổ biến của Trung Quốc như TikTok, PUBG Mobile hay WeChat. Theo Tech Crunch, tính tới hiện tại, không còn ứng dụng nào của Trung Quốc xuất hiện trong top 500 app phổ biến nhất tại Ấn Độ.

cam ung dung Trung Quoc anh 1

Một loạt ứng dụng Trung Quốc bị cấm sử dụng tại Ấn Độ. Ảnh: DNA India.

Căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới leo thang sau vụ hơn 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp trên núi Himalaya hồi tháng 6.

Kể từ đó, làn sóng “tẩy chay Trung Quốc” bùng lên tại Ấn Độ. Hồi tháng 4, Ấn Độ thông qua các biện pháp mới hạn chế nhà đầu tư Trung Quốc - đã rót hàng tỷ USD vào những công ty khởi nghiệp Ấn Độ trong những năm gần đây.

Kể từ đó, sự hiện diện của các nhà đầu tư Trung Quốc trong luồng giao dịch với nhóm công ty khởi nghiệp Ấn Độ giảm đáng kể.

Theo Zing

Thu hút FDI vào Việt Nam đang rất tích cực

Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2023 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thu hút FDI trên toàn cầu suy giảm. Thực tế này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài và cũng phản ánh rõ nét môi trường đầu tư nước ngoài thuận lợi tại Việt Nam...

Giải ngân vốn FDI tháng 1/2024 tăng mạnh, đạt 1,48 tỷ USD

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 1,48 tỷ USD đã được giải ngân, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng 'đón sóng' dòng vốn FDI

Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, an toàn và đang đón “làn sóng” đầu tư, đặc biệt lĩnh vực công nghệ, điện tử, sản xuất linh kiện bán dẫn. Dự báo nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2024 sẽ duy trì tăng, tương đương hoặc cao hơn năm 2023.

Video