75 doanh nghiệp đã được vay vốn trả lương lao động ngừng việc

Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố đang tiếp tục phối hợp với người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và lên kế hoạch giải ngân trong thời gian tới.
75 doanh nghiệp đã được vay vốn trả lương lao động ngừng việc - Ảnh 1.

NHCSXH tỉnh Quảng Ninh ký hợp đồng tín dụng với người sử dụng lao động được vay vốn

Tính đến ngày 27/11/2020, NHCSXH đã cho 75 doanh nghiệp (người sử dụng lao động) vay vốn để trả lương cho 3.851 lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với số tiền hơn 13,4 tỷ đồng.

Người sử dụng lao động tự kê khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay theo quy định tại Quyết định số 32/2020.
Người sử dụng lao động được phê duyệt cho vay vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020; Có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019; Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.

Người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn sẽ được vay tối đa 01 tháng của 01 khách hàng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng (x) số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn không quá 03 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020, với lãi suất 0%, thời hạn 12 tháng, lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm.

Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 31/1/2021.

Theo Văn Chung (Thời báo ngân hàng)

Tín dụng có tín hiệu tăng tốc trở lại

Tín dụng tại cuối tháng 3 tăng lên đạt 0,6%, từ mức 0,25% tính đến 25/3, và từ mức âm 1% của 2 tháng đầu năm. Tín hiệu "quay xe" để tăng nhu cầu hấp thụ vốn trở lại đang khó rõ.

Không để giá vàng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Vàng được xem là lớp tài sản phòng thủ nhưng nếu chúng ta mua vàng quá nhiều thì nền kinh tế sẽ giống như việc “đi ra cao tốc mà bị đạp phanh”, vì vậy cần có giải pháp ổn định từ các cơ quan quản lý.

Giải bài toán tăng trưởng tín dụng cách nào?

Để đối phó với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng, cần nhiều giải pháp như hạ lãi suất cho vay, mở rộng cơ hội cho vay tín chấp, kích cầu tiêu dùng trong nền kinh tế...

Cần thời gian để ổn định thị trường vàng

Thị trường vàng là một mảnh ghép đặc biệt của thị trường tài chính, tiền tệ. Do nhu cầu quá lớn dẫn đến áp lực tương đối cao, nên chúng ta cần có thời gian để điều chỉnh.

Video