Xuất hiện thủ đoạn mới lừa đảo đóng tiền điện qua ví điện tử ECOBE

Có tình trạng tổ chức, cá nhân thu tiền điện của khách hàng qua ví điện tử ECOBE nhưng không ghi nhận trên cổng thanh toán của công ty điện lực.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa phát đi cảnh báo về việc gần đây có tình trạng một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP HCM thực hiện thu tiền điện của khách hàng thông qua ví điện tử ECOBE nhưng không ghi nhận trên cổng thanh toán Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC).

Sự việc này đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng và được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền, làm ảnh hưởng đến uy tín của EVN SPC và các ngân hàng, tổ chức trung gian trong công tác thu hộ tiền điện.

Xuất hiện thủ đoạn mới lừa đảo đóng tiền điện qua ví điện tử ECOBE - Ảnh 1.

Các ngân hàng liên tục cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian và khuyến cáo khách hàng cần tuyệt đối bảo mật thông tin, tránh mất tiền oan

EVN SPC khẳng định đơn vị này không hợp tác thu hộ tiền điện với ví điện tử ECOBE. Vì vậy, OCB khuyến cáo khách hàng khi có nhu cầu thanh toán tiền điện nên thực hiện qua cổng thanh toán trên ngân hàng số OCB OMNI, giao dịch tại quầy OCB và một số kênh chính thống khác; tuyệt đối không thực hiện thanh toán qua ví điện tử ECOBE.

Liên quan tình trạng lừa đảo này, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng Giám đốc EVN SPC, cho biết đơn vị đã nhận được báo cáo nhanh từ các công ty điện lực trực thuộc về việc một số tổ chức, cá nhân thu tiền điện của khách hàng thông qua ví điện tử ECOBE nhưng không ghi nhận trên Cổng thanh toán EVN SPC (thu offline).

Về thủ đoạn lừa đảo, các đại lý của ECOBE tạo tài khoản trên các ứng dụng Digital banking, ví điện tử của các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đang hợp tác thu hộ với EVN SPC để tra cứu thông tin nợ tiền điện và tiến hành thu tiền điện của khách hàng, sau đó nộp vào ví điện tử ECOBE để hưởng chiết khấu.

"EVN SPC đề nghị các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán hỗ trợ rà soát lại các tài khoản người dùng ứng dụng Digital banking, ví điện tử để tránh các trường hợp rò rỉ thông tin, tránh gây thiệt hại, ảnh hưởng quyền lợi của khách hàng và uy tín của các bên; tránh bị các đối tượng giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tiền" - ông Nguyễn Văn Lý khuyến cáo.

EVN SPC đã yêu cầu các ngân hàng và tổ chức trung gian thống kê danh sách các kênh thu/điểm thu của bên thứ ba và ngưng hợp tác với những đơn vị thực hiện thu tiền điện của khách hàng nhưng không ghi nhận trên cổng thanh toán EVN SPC (thu offline)…

Lãnh đạo EVN SPC cũng yêu cầu các công ty điện lực báo cáo với cơ quan công an tại địa phương về trường hợp giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo tiền của khách; thông báo thường xuyên cho khách hàng biết những kênh thu/điểm thu của các ngân hàng và tổ chức trung gian được phép thu tiền điện để thanh toán được chính xác.

Theo Thái Phương - Phương An (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video