Vốn hóa thị trường của FPT không bằng giá trị thương hiệu Viettel

Một hãng viễn thông khác của Việt Nam là Mobifone xếp thứ 15 với giá trị thương hiệu 539 triệu USD.Vinaphone xếp thứ 20 với giá trị thương hiệu là 282 triệu USD.

viettel

Brand Finance – Công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh (UK) vừa công bố danh sách những thương hiệu viễn thông giá trị nhất khu vực Đông Nam Á (Top 20 Most Valuable ASEAN Telecom Brands 2016).

Theo đó, Tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel) xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng, tăng 68% giá trị thương hiệu trong năm qua. So với năm 2015, thứ hạng thương hiệu của Viettel tăng 10 bậc (từ 17 lên 7). Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance định giá gần 1 tỷ USD (973 triệu USD).

Trong khi đó, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/04, giá trị vốn hóa của CTCP FPT là hơn 19.000 tỷ đồng, tương đương hơn 850 triệu USD.

Trong danh sách này, Telcom của Indonesia xếp thứ nhất với giá trị 2.620 triệu USD, Singtel của Singapore xếp thứ 2 với giá trị 2.417 triệu USD.

Một hãng viễn thông khác của Việt Nam là Mobifone xếp thứ 15 với giá trị thương hiệu 539 triệu USD.Vinaphone xếp thứ 20 với giá trị thương hiệu là 282 triệu USD.

Top 20 Most Valuable ASEAN Telecom Brands 2016

Viettel cho biết, đơn vị này cũng lọt vào danh sách 5 thương hiệu viễn thông hoạt động hiệu quả nhất ASEAN (5 best performing brands) với vị trí thứ 3 và danh sách 100 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới năm 2016 (xếp thứ 93 tăng 33 bậc so với năm trước đó – năm 2015 ở vị trí 126).Trong danh sách những thương hiệu viễn thông hoạt động hiệu quả nhất ASEAN vừa được công bố bởi Brand Finance, Unitel – công ty con của Viettel tại Lào xếp vị trí số 1. Giá trị thương hiệu của Unitel tăng 106% so với năm trước đó, và đạt 123 triệu USD.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video