Vocarimex dự chi hơn 120 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông

Tỷ lệ thanh toán 10% bằng tiền mặt.

Ngày 31/8 tới đây Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam – CTCP (Vocarimex – mã chứng khoán VOC) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Thời gian thanh toán vào 5/10/2017.

Như vậy với 121,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vocarimex sẽ chi khoảng 121,8 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông.

Năm 2016 doanh thu của Vocarimex tăng 530 tỷ đồng so với năm 2015, đạt 5.567 tỷ đồng. Tuy chi phí giá vốn tăng cao, nhưng nhờ nguồn lợi thu về từ hoạt động tài chính, từ công ty con, công ty liên kết tăng mạnh nên kết quả cả năm Vocarimex lãi sau thuế 346 tỷ đồng, tăng 35 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, lợi nhuận năm 2016 của Vocarimex chủ yếu từ hoạt động tài chính. Sang năm 2017, Vocarimex đã thoái vốn tại Dầu ăn Tường An, làm doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm 2017 giảm sút rõ rệt, đặc biệt nguồn thu từ hoạt động tài chính giảm gần một nửa còn 48 tỷ đồng so với 93 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái.

Năm 2017 Vocarimex đặt mục tiêu đạt 4.450 tỷ đồng doanh thu và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn rất nhiều so với kết quả thực hiện được năm 2016. Lộ trình chuyển lên niêm yết trên sàn HoSE cũng dự kiến bàn bạc lại với SCIC.

Theo Thời đại/SSC

Tags:

Thị trường chứng khoán đang định hình chu kỳ tăng giá mới?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nửa đầu năm 2025 đầy biến động do tác động từ bất ổn vĩ mô thế giới, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ và xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục tích cực và vượt vùng 1.340 điểm khi các cải cách về thể chế để hỗ trợ nội lực nền kinh tế dần được thông qua.

Quỹ mở lên ngôi giữa chu kỳ phục hồi thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến chu kỳ hồi phục mạnh mẽ hiếm có trong vòng ba năm trở lại đây, khi VN-Index vượt lên mốc 1.457 điểm, áp sát vùng đỉnh thời kỳ Covid-19. Sức bật của thị trường đã giúp các quỹ mở ghi nhận hiệu suất vượt trội chỉ trong vòng 3 tháng qua.

Bỏ room tín dụng: Từng bước nghiên cứu, chờ thời điểm chín muồi

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN sớm bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng, thay vào đó cần theo cơ chế thị trường. Thực tế trong thời gian qua, NHNN đã đổi mới cơ chế điều hành, có lộ trình giảm dần và tiến tới bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Video