VND tiếp tục mạnh lên

Trong tháng 6, VND đã tăng 0,47% và trong 2 ngày đầu tháng 7 lại tăng tiếp, với mức tỷ giá USD/VND hiện đang ở gần mức của cuối năm 2018.
VND tiếp tục mạnh lên


Báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần vừa được Bộ phận phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân của Công ty chứng khoán SSI công bố cho thấy, trong tâm lý chờ đợi kết quả cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và Trung Quốc tại hội nghị G20 tại Nhật Bản vào 2 ngày cuối tuần tháng 6/2019, hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều đi ngang trong khi vàng được neo ở mức cao 1.410 USD/oz. 

Dẫu vậy, sau khi đón nhận thông tin nối lại đàm phán, tạm dừng tăng thuế bổ sung và Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei, tâm lý giới đầu tư chuyển sang tích cực nên các hàng hóa trú ẩn như vàng, JPY, CHF sau đó đều quay đầu giảm.  

Bên cạnh đó, niềm tin Fed chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 7/2019 đã khiến cho đồng USD giảm giá, chỉ số DXY có lúc giảm xuống dưới 96, kết thúc tuần cuối cùng của tháng 6 ở mức 96,13 điểm. Tính riêng tháng 6, hầu hết các đồng tiền đều tăng giá so với USD trong đó EUR tăng 1,8%; GBP +0,5%; CNY +0,55% (so với tháng trước đó).

Đối với tỷ giá giao dịch USD/VND, sau 3 tuần giảm mạnh trước đó, tỷ giá đã nhích tăng 30 đ/USD trên ngân hàng lên mức 23.260 - 23.380 (mua vào - bán ra) và 20đ/USD trên thị trường tự do lên 23.300 - 23.320 đồng do nhu cầu ngoại tệ tăng lên của khối các doanh nghiệp nước ngoài để chuyển lợi nhuận về nước vào thời điểm cuối quý. Tính riêng tháng 6/2019, VND đã phục hồi +0,47% so với với USD, làm giảm mức mất giá của VND so với USD trong 6 tháng đầu năm 2019 về mức -0,4%.

Những ngày đầu tháng 7, VND tiếp tục mạnh lên khi cặp tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh giảm 2 ngày liên tiếp, đến hôm nay 2/7 chỉ còn 23.180 - 23.300 đồng đổi được 1 USD, tức kém tới 80 đồng so với cuối tuần trước. Với sự lên giá này, tỷ giá hiện gần ngang bằng mức cuối năm 2018.

Nhóm phân tích của SSI, ngoài tác động từ sự suy yếu của đồng USD trên thị trường quốc tế thì nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào đã hỗ trợ VND lên giá trong thời gian qua. Cụ thể, cán cân thương mại tháng 6 chuyển từ thâm hụt sang thặng dư 400 triệu USD; giải ngân FDI đạt tới 1,8 tỷ USD, lũy kế 6 tháng 2019 đạt 9,1 tỷ USD – tăng +8,7% so với cùng kỳ 2018. Và họ tin rằng, các yếu tố trong nước ổn định và áp lực quốc tế tạm lắng sẽ giúp tỷ giá USD/VND (mua vào) duy trì trong vùng 23.250-23.300 trong những tuần tới.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video