VND tiếp tục là hiện tượng hiếm hoi trên thế giới

Ngay cả khi áp lực rất lớn và đột ngột đến từ tỷ giá USD/CNY vượt qua ngưỡng 7,0 và CNY liên tục giảm giá thì VND vẫn đi ngang, thậm chí còn giảm.

VND tiếp tục là hiện tượng hiếm hoi trên thế giới

Dự báo tỷ giá ngân hàng sẽ nhích tăng nhẹ dịp cuối năm (ảnh minh hoạ)

Theo báo cáo thị trường tiền tệ tháng 9 của Bộ phận phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân thuộc Công ty chứng khoán SSI, trong khi các đồng tiền chủ chốt đều biến động mạnh, có những đồng tiền mất giá tới 8-11% (như KWR, SEK) nhưng cũng có những đồng tiền lên giá 5-7% (như RUB, THB) so với USD, VND trở thành một trong những đồng tiền hiếm hoi có tỷ giá ổn định so với USD. 

Từ đầu năm đến nay, VND có một lần tạo sóng từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5 nhưng mức tỷ giá mua vào của các ngân hàng ở đỉnh sóng cũng chỉ tăng 0,84% so với cuối năm 2018, ở mức 23.360 đ/USD, sau đó nhanh chóng hạ nhiệt. Ngay cả khi áp lực rất lớn và đột ngột đến từ tỷ giá USD/CNY vượt qua ngưỡng 7,0 và CNY liên tục giảm giá, mức giảm lên tới gần 4% chỉ trong tháng 8/2019 thì VND vẫn đi ngang, thậm chí còn giảm.

Tính riêng tháng 9, tỷ giá USDVND tăng 10đ/USD trên ngân hàng lên mức 23.140/23.260 nhưng lại giảm 30đ/USD trên thị trường tự do, về mức 23.180/23.205. So với thời điểm cuối năm 2018, tỷ giá giao dịch USD/VND đã giảm 0,11% trên ngân hàng và khi giảm tới 0,39% trên thị trường tự do. 

FDI giải ngân trong tháng 9/2019 đạt 2,26 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và 60,3% so với tháng trước, lũy kế 9 tháng năm 2019 đạt 14,2 tỷ USD, vốn FDI đăng ký cũng tăng mạnh lên mức 26,2 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa trong 9 tháng 2019 thặng dư cao nhất từ trước đến nay, tới 7,1 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư gián tiếp và kiều hối cũng khá tích cực khiến cho nguồn cung ngoại tệ trong quý 3 rất dồi dào. Bất chấp chênh lệch lãi suất VND-USD trên liên ngân hàng giảm mạnh về quanh mức 0, tỷ giá vẫn đi ngang.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm lại liên tục được điều chỉnh tăng, mức tăng tổng cộng 9 tháng 2019 lên tới 335đ/USD – tương đương 1,47% so với đầu năm, lên mức 23.160đ/USD. Như vậy, các tỷ giá điều hành gồm tỷ giá trung tâm, tỷ giá mua vào – bán ra của NHNN đều đang ở mức cao hơn so với tỷ giá giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi để NHNN mua thêm ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối. 

Các nhà phân tích của SSI cho rằng, khi nguồn ngoại tệ dư thừa được hút bớt, tỷ giá cuối năm có thể sẽ nhích tăng, tiệm cận về tỷ giá mua vào của NHNN.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video