VND sẽ có xu hướng mạnh lên so với USD

Các chuyên gia của VCBS dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên so với đồng USD với mức biến động không quá 2% trong năm 2021.

Trong báo cáo phân tích mới đây, chứng khoán VCBS cho biết, trong 9 tháng đầu năm, VND đã tăng giá khoảng 1,5% so với USD. 

FDI giải ngân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 13,28 tỷ USD. Tổng vốn đăng ký mới đạt gần 12,5 tỷ USD (tăng 20,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký thêm đạt 6,4 tỷ USD (tăng 256%), cho thấy sức hút của Việt Nam đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài. 

Điểm sáng vẫn thuộc về các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 242,65 tỷ USD (tăng 30,5% so với cùng kỳ). Cán cân thương mại 9 tháng đầu năm ước tính nhập siêu 2,13 tỷ USD khi tháng 9 ghi nhận giá trị xuất siêu trở lại 0,5 tỷ USD. 

Trên thị trường ngoại hối, đáng chú ý, NHNN đã điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD về 22.750 đồng/USD (giảm khoảng 80-100 đồng tính toán dựa mức giá chiết khấu mua kỳ hạn). Đồng thời, NHNN đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay, theo đó tạo nguồn cung mới và tức thời cho thị trường. 

VND sẽ có xu hướng mạnh lên so với USD - Ảnh 1.

VCBS cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô cùng động lực tăng trưởng hồi phục là cơ sở để kỳ vọng dòng vốn nước ngoài cùng dịch chuyển dòng vốn sẽ tiếp tục tìm đến Việt Nam. 

Nhóm phân tích kỳ vọng hoạt động xuất khẩu khởi sắc trở lại với các hiệp định thương mại tự do được thực thi toàn diện hơn. Đồng thời, ảnh hưởng của dịch Covid-19 được khắc phục, sản xuất kinh doanh quay trở lại hoạt động, đặc biệt tại các khu công nghiệp được chú trọng và được đẩy mạnh. 

VCBS cũng nhận định, NHNN vẫn sẽ điều hành chính sách linh hoạt và nhất quán hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tỷ giá nói riêng. Đồng thời, dự trữ ngoại hối vũng chắc là cơ sở hỗ trợ ổn định tỷ giá. 

Theo đó, các chuyên gia của VCBS dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên so với đồng USD với mức biến động không quá 2% trong năm 2021. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video