Vincom Retail thu về gần 700 triệu USD từ thương vụ IPO khủng

Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ngày hôm nay (16/10) của Vincom Retail được định giá ở mức 713 triệu USD, Reuters đưa tin. 

[caption id="attachment_71425" align="aligncenter" width="670"] Ảnh minh họa.[/caption]

Theo Reuters và Financial Times, Vincom Retail, công ty con quản lý chuỗi siêu thị của Tập đoàn Vingroup (VIC), đã bán 380,22 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức và 19 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân, với giá bán dao động từ 37.000 đồng đến 40.600 đồng mỗi cổ phiếu.

Với mức giá này, vụ IPO của Vincom Retail được định giá 16.200 tỷ đồng, tương đương 713 triệu USD. Khi niêm yết cổ phiếu lần đầu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào tháng sau, công ty này sẽ có vốn hóa lên đến 3,1-3,4 tỷ USD. Hiện Vincom Retail có vốn điều lệ đạt 19.010 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư lớn như Avanda, Dragon Capital, Genesis, GIC, HSBC GAM, Karst Peak, RWC, Templeton, và TT International đã đồng ý chi 382 triệu USD để mua cổ phiếu của Vincom Retail với mức giá ở giữa khoảng trên.

Việc dựng sổ cho IPO đã bắt đầu ngày 16/10 và phân phối cổ phiếu ngày 26/10. Dự kiến Vincom Retail sẽ niêm yết vào ngày 6/11. Trước đó, ngày 22/09/2017, HOSE đã nhận hồ đăng ký niêm yết của Vincom Retail.

Thương vụ IPO này được 3 ngân hàng lớn gồm Citi, Credit Suisse và Deutsche Bank tư vấn.

Năm 2013, quỹ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ dẫn đầu một liên danh mua 20% cổ phần Vincom Retail trị giá 200 triệu USD và tiếp tục rót thêm 100 triệu USD nữa hai năm sau đó, nâng tổng mức đầu tư lên 300 triệu USD.

Đến thời điểm hiện tại, Vincom Retail có 2 cổ đông nước ngoài là Warburg Pincus và Credit Suisse AG lần lượt nắm giữ 15,17% và 5,06% vốn của Vincom Retail.

Theo Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video