Vinatex (VGT): LNST 6 tháng đạt 480 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ

Riêng quý 2/2018 Vinatex đạt hơn 302 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex – mã chứng khoán VGT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 4.986 tỷ đồng, tăng 16,7% so với quý 2 năm ngoái. Riêng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 518,3 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 28 tỷ đồng còn chi phí tài chính cũng tăng 32 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra trong quý Vinatex nhận về 214 tỷ đồng lãi từ các công ty liên doanh liên kết tăng 28 tỷ đồng so với quý 2 năm ngoái.

Kết quả Vinatex lãi trước thuế 326,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 302,28 tỷ đồng, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần đạt 9.386 tỷ đồng, tăng 13,4% so với nửa đầu năm ngoái và thực hiện được 46% kế hoạch năm. Trừ giá vốn Vinatex còn lãi gộp 936 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính đạt 174 tỷ đồng, tăng 63 tỷ đồng so với cùng kỳ còn chi phí tài chính lại tăng 71 tỷ đồng, lên mức 287 tỷ đồng. Tuy nhiên phần lãi từ các công ty liên doanh liên kết đạt 336 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Kết quả, tính chung 6 tháng đầu năm 2018 Vinatex đạt 523,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 66,5% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế đạt 480,7 tỷ đồng, tăng trưởng 58,4% so với lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái.

Tính đến hết quý 2 Vinatex còn 1.740 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, trong đó có gần 14 tỷ đồng tiền mặt tại quỹ. Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn 340 tỷ đồng, tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng 1.385 tỷ đồng. Ngoài ra các khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn còn xấp xỉ 720 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 4.173 tỷ đồng, tăng 536 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó tồn kho nguyên vật liệu 1.572 tỷ đồng, tồn kho chi phí SXKD dở dang 1.491 tỷ đồng, tồn kho thành phẩm 990 tỷ đồng…

Tổng nợ phải trả đến cuối kỳ 14.113 tỷ đồng, tăng 1.030 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó riêng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 5.493 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 4.955 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video