Vietjet niêm yết, "người thay đổi ngành hàng không Việt Nam" trở thành phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán

Với việc cổ phiếu Vietjet chào sàn sáng 28/2, CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo đã vượt qua hàng loạt doanh nhân tên tuổi trở thành người giàu thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón nhận thêm cổ phiếu mới-cổ phiếu VJC của Hãng hàng không VietJet. Đây là cổ phiếu hàng không đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt. Trước VietJet, Hãng hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) cũng đã giao dịch cổ phiếu nhưng trên UPCOM. Giá chào sàn cho cổ phiếu VJC là 90.000 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá 90.000 đồng, vốn hóa của Vietjet đạt 27.000 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD. Với biên độ dao động +/-20% thì trong phiên đầu tiên, thị giá VJC sẽ dao động từ 72.000-108.000 đồng. Mở cửa phiên giao dịch, lượng đặt mua giá trần 108.000 đồng và ATO lên đến gần 5 triệu đơn vị nhưng chỉ có vỏn vẹn 10 cổ phiếu được khớp. Theo nhận định của các công ty chứng khoán tên tuổi như Bảo Việt, SSI...thì mức giá cổ phiếu VJC nhiều khả năng không dừng ở 90.000 hay 108.000 mà có thể cán ngưỡng 150.000 đồng. Tuy nhiên, nhận định chỉ là nhận định và tương lai sẽ trả lời cho câu hỏi nhận định đó đúng hay sai.
[caption id="attachment_50209" align="aligncenter" width="464"] 10 người giàu nhất TTCK Việt Nam[/caption]

Theo bản cáo bạch, Vietjet có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng với 664 cổ đông theo danh sách chốt đến ngày 12/1/2017. Trong đó có 3 cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (23,24%), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (9,42%) và Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore (5,48%).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc của Vietjet – đồng thời là chủ sở hữu 100% vốn của công ty Hướng Dương Sunny. Như vậy bà Thảo hiện trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần của Vietjet. Bà Thảo được biết đến như một người tạo ra rất nhiều thay đổi lớn trong ngành hàng không Việt Nam như mô hình hàng không giá rẻ "lai" truyền thống tạo ra cơ hội đi lại bằng máy bay cho tất cả mọi người. Bà cũng được nhắc nhiều khi VietjetAir lên các chiến lược marketing bùng nổ đến mức báo chí phương tây còn gọi VietjetAir là "Bikini Airlines"...Một điều ít người biết là cho đến tết nguyên đán năm nay, thị phần nội địa của VietJetAir đã ngang ngửa VietnamAirlines.

Tính sơ bộ theo mức giá 108.000 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phiếu do bà Nguyễn Thị Phương Thảo và công ty do bà sở hữu 100% vốn là Hướng Dương Sunny có giá trị lên đến 10.580 tỷ đồng và thành người phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán khi giá trị cổ phiếu bà nắm giữ chỉ thua tỷ phú Trịnh Văn Quyết (43.360 tỷ đồng) và tỷ phú Phạm Nhật Vượng (33.266 tỷ đồng).

Giá trị cổ phiếu VJC do Bà Nguyễn Thị Phương Thảo nắm giữ cũng cao hơn nhiều so với nhiều tỷ phú đã nổi danh trên sàn chứng khoán như ông Trần Đình Long (chủ tịch HĐQT Hòa Phát-HPG); Ông Bùi Thành Nhơn (chủ tịch Novaland-NVL); hay ông Nguyễn Đức Tài (chủ tịch HĐQT Thế giới di động)....

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video