VietinBank rao bán khoản nợ khủng hơn 800 tỷ, tài sản đảm bảo từ hàng loạt bất động sản đến xế sang Bentley

Khoản nợ bao gồm 541 tỷ đồng và 16 triệu USD (tổng cộng tương đương hơn 800 tỷ đồng) với 17 tài sản đảm bảo.

VietinBank rao bán khoản nợ khủng hơn 800 tỷ, tài sản đảm bảo từ hàng loạt bất động sản đến xế sang Bentley

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – CTG) vừa thông báo bán khoản nợ có tài sản đảm bảo của khách hàng là Công ty Cổ phần Thương mại - Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng Bách Khoa Việt để xử lý thu hồi nợ vay. Công ty này có ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là kinh doanh xăng dầu, trụ sở tại quận Tân Phú, TP.HCM. Thời gian liên hệ/gửi hồ sơ chậm nhất 17h ngày 22/5/2020.

Tổng dư nợ của công ty này tại VietinBank Ngô Quyền đến ngày 13/5 là 541 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là 468 tỷ đồng) và 16 triệu USD (tương đương với khoảng 375 tỷ đồng).

VietinBank rao bán khoản nợ khủng hơn 800 tỷ, tài sản đảm bảo từ hàng loạt bất động sản đến xế sang Bentley - Ảnh 1.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ khá đồ sộ, có tới 17 tài sản. Trong đó, một số tài sản đáng chú ý như 3 thửa đất và tòa nhà 9 tầng (nằm trên 3 thửa đất) tại số 8, Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội. 42 quyền sử dụng đất thuộc dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt tại Bình Thuận.

Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo còn có 5 quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ở TP. HCM với diện tích từ 90m2 đến 245m2; 1 chiếc xe ô tô Bentley Bentayga 2016,…

Các tài sản khác còn có 2 lô đất tại Bến Tre, Lâm Đồng với diện tích 6.559m2 và 936 m2; cửa hàng xăng dầu; 90 quyền sử dụng đất tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; hàng hóa tồn kho,…

Theo Báo Dân sinh

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video