Vietcombank thông qua phương án thoái vốn tại Vietcombank - Cardif

Trước đó, Bloomberg cho biết tập đoàn FWD sẽ sớm ký thỏa thuận thanh toán 400 triệu USD về việc phân phối bảo hiểm với Vietcombank. Một phần của thỏa thuận này là FWD sẽ mua lại công ty con Vietcombank Cardif.

Vietcombank thông qua phương án thoái vốn tại Vietcombank - Cardif

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) vừa có Nghị quyết phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI). 

Trước đó, theo nguồn tin của Bloomberg, Tập đoàn FWD của tỷ phú Richard Li sẽ ký thỏa thuận thanh toán khoảng 400 triệu USD cho Vietcombank về việc phân phối bảo hiểm dài hạn với ngân hàng. Một phần của thỏa thuận trên là FWD sẽ mua lại công ty con mang tên Vietcombank Cardif Life Insurance, thuộc sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank và BNP Paribas.

Theo BCTC của Vietcombank, Vietcombank đang nắm giữ 45% vốn cổ phần tại VCLI, 55% còn lại thuộc sở hữu của BNP Paribas Cardif. Giá gốc khoản đầu tư của Vietcombank tại công ty bảo hiểm này là 270 tỷ đồng, giá trị ghi sổ là 276 tỷ đồng. 

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT cho biết, Vietcombank đã cơ bản hoàn tất lựa chọn đối tác có năng lực, đây sẽ là Hợp đồng hợp tác phân phối bảo hiểm có giá trị lớn nhất từ trước đến nay tại thị trường Việt Nam. Ban lãnh đạo Vietcombank xác định thời điểm hiện tại là thời cơ để Vietcombank hợp tác với các đối tác bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ với mục tiêu đứng đầu về thị phần bancassurance đến năm 2025.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video