Vì sao xe Ấn Độ nhập về giá 84 triệu đồng mà bán ra vẫn trên 400 triệu?

Đầu tháng 1/2017, Tổng cục Hải Quan cho biết giá xe Ấn Độ khi nhập cảng Việt Nam chỉ khoảng 84 triệu đồng. Dù vậy, giá xe bán ra trên thị trường vẫn xoay quanh mức 400 triệu đồng.

Giá bán đắt gấp 5 lần giá nhập

Tháng 1 năm nay, Việt Nam nhập từ Ấn Độ 1.006 xe ôtô nguyên chiếc với tổng trị giá hơn 3,73 triệu USD. Như vậy, giá nhập khẩu trung bình một chiếc xe có xuất xứ từ nước này trong tháng có giá khoảng 3.700 USD, chiếu theo tỷ giá hiện hành, ước tính 84 triệu đồng/chiếc.

Nhiều đại diện kinh doanh ôtô cho biết đây là mức giá trung bình rẻ nhất trong số những quốc gia mà Việt Nam đang nhập khẩu.

Hiện mẫu xe phổ biến của Ấn Độ được nhập về Việt Nam là Hyundai i10 và i20. Ở mẫu xe Hyundai i10, khi bán lẻ ra thị trường (chưa bao gồm chi phí trước bạ, đăng ký,...) có giá dao động trong khoảng từ 360 đến 450 triệu đồng tuỳ dòng xe. Giá thành xe được tính theo công thức:

Giá CIF (giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm) + thuế nhập khẩu (giá CIF x 70%) + thuế tiêu thụ đặc biệt (giá bán buôn x 35%) + thuế VAT ((giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x 10%).

Như vậy, theo công thức trên, với giá nhập xe Ấn là 84 triệu đồng như số liệu của Tổng cục Hải quan đưa ra, chưa tính các chi phí khác, giá xe sẽ khoảng 212 triệu đồng.

Đối chiếu với giá mua thực tế, giá xe đã tăng thêm từ 148 – 238 triệu đồng, tăng 100%. Mức chênh lệch được giới nhập xe giải thích là phải bù cho các chi phí khác như nhà xưởng, bến bãi, nhân công…

Câu hỏi cho dòng xe giá rẻ

Một chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô cho biết, Ấn Độ đã chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 từ năm 2013 và đang hướng đến tiêu chuẩn Euro 4 cho các loại xe sử dụng trong nước.

Các nước khác trong khu vực thì từ lâu đã áp dụng các tiêu chuẩn khí thải cao như Hàn Quốc là Euro 5, Trung Quốc áp dụng Euro 5 cho một số thành phố và Euro 4 cho toàn quốc, các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia thì là Euro 4.

Trong khi đó, Quyết định 49 của Thủ tướng về việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 của Việt Nam từ ngày 1/1/2017 vẫn chưa được thực thi do nguồn nhiên liệu chưa đáp ứng được. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đang xin hoãn lại.

Với điều kiện đó cùng nhu cầu cao về xe giá rẻ, Việt Nam có thể là đích đến của những dòng xe Ấn giá “bèo” sử dụng công nghệ khí thải cũ (Euro 2, Euro 3) nhằm “xả hàng tồn kho”, người này nhận định.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video