Vì sao thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong năm 2020?

Báo cáo triển vọng Việt Nam năm 2020 mới đây của MBS nhận định thanh khoản thị trường ngành ngân hàng trong năm nay sẽ tiếp tục tích cực.

Vì sao thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong năm 2020?

Giải thích cho nhận định này, MBS cho rằng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Theo đó, MBS dự phóng FDI sẽ tiếp tục được rót mạnh vào Việt Nam cũng như không có sự rút vốn đột ngột do dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ tìm kiếm các địa điểm đầu tư tiềm năng mới có lực lượng lao động dồi dào. 

Việt Nam lại đang là điểm đến hàng đầu với chính sách mở cửa, chi phí lao động hấp dẫn cũng như được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại. Thái Lan và Malaysia tương đối sát nút Trung Quốc về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện trở thành chuỗi cung ứng.

Việt Nam đang trở thành điểm đến tiếp theo khi thừa hưởng chi phí nhân công giá rẻ, nền tảng sản xuất nâng cấp dần từ gia công đơn thuần sang sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như điện thoại, máy móc, đồ điện tử.

Do đó, các yếu tố đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng như thanh khoản hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2018 sẽ tiếp tục được đảm bảo trong các năm tiếp theo.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục dồi dào và không gây áp lực từ bên ngoài cho lãi suất nhờ nguồn vốn FDI và xuất khẩu mạnh tạo ra thặng dư thương mại, thanh khoản trong năm 2018 rất tốt ngay trong khi NHNN giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Việc thặng dư thương mại lớn trong vài năm qua đã giúp NHNN tích trữ được lượng dự trữ ngoại hối cao kỷ lục.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video