Vì sao thanh khoản hệ thống biến động mạnh?

Thanh khoản hệ thống ngân hàng biến động khá mạnh trong tháng 11, lãi suất liên ngân hàng duy trì thấp trong 2 tuần đầu tháng nhưng bất ngờ bật tăng mạnh về cuối tháng.

Vì sao thanh khoản hệ thống biến động mạnh?

Báo cáo vĩ mô của chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, thanh khoản hệ thống ngân hàng có biến động khá mạnh trong tháng 11. 

Trong hai tuần đầu tháng, lãi suất liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp, dưới 2%/năm ở tất cả các kỳ hạn dưới 1 tháng. Tuy nhiên, trong 2 tuần cuối tháng 11, lãi suất liên ngân hàng đã bật tăng mạnh, cao nhất lên mức 4,5%/năm trong phiên ngày 26/11/2019 trước khi hạ nhiệt về quanh mức 3,5%/năm trong các phiên gần đây. 

BVSC cho rằng, việc thanh khoản hệ thống trở nên eo hẹp, biểu hiện qua việc lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: quyết định giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng của NHNN; yếu tố mùa vụ cuối năm; giải ngân vốn đầu tư công cải thiện và đặc biệt là chủ trương rút tiền gửi KBNN gửi tại hệ thống NHTM trước đây về tài khoản tổng của NHNN theo thông tư 58/2019/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2019. 

Do thanh khoản thiếu hụt, NHNN đã tăng cường bơm ròng vốn qua nghiệp vụ thị trường mở. Trong tuần cuối tháng 11, NHNN đã bơm ròng 66 nghìn tỷ đồng ra thị trường. 

Theo đó, BVSC duy trì quan điểm lãi suất liên ngân hàng trong tháng 12 có thể sẽ duy trì ở mặt bằng cao hơn (3-3,5%/năm) so với trung bình 10 tháng đầu năm. Tháng 12 cũng là tháng tăng tốc của tăng trưởng tín dụng và giải ngân đầu tư công nên nguồn tiền trong hệ thống nhiều khả năng không còn quá dồi dào. Hoạt động bơm ròng vốn của NHNN cũng sẽ tiếp tục được thực hiện trong những giai đoạn thanh khoản hệ thống eo hẹp.

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video