VDSC: Thanh khoản hệ thống chỗ thừa, chỗ thiếu, NHNN tiếp tục định hướng hỗ trợ

Theo Chứng khoán Rồng Việt, tính từ đầu tháng đến 25/04/2023, NHNN đã bơm ròng 63.600 tỷ đồng trên thị trường mở, gấp 2,3 lần quy mô bơm ròng của tháng trước.

VDSC: Thanh khoản hệ thống chỗ thừa, chỗ thiếu, NHNN tiếp tục định hướng hỗ trợ

Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, trong tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ điều tiết thanh khoản hệ thống thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn, dừng nghiệp vụ phát hành tín phiếu. Tính từ đầu tháng đến 25/04/2023, NHNN đã bơm ròng 63.600 tỷ đồng trên thị trường mở, gấp 2,3 lần quy mô bơm ròng của tháng trước.

Đến ngày 25/4, số dư trên thị trường mở đối với tín phiếu NHNN là 110,7 nghìn tỷ đồng, toàn bộ là kỳ hạn 91 ngày. Số dư nghiệp vụ mua kỳ hạn là 64,6 nghìn tỷ đồng, trong đó khoảng 66,6% (~43,0 nghìn tỷ đồng) có kỳ hạn 28 ngày, dự kiến đáo hạn vào tháng 5/2023. Lãi suất nghiệp vụ mua kỳ hạn giảm còn 5,0%/năm so với mức 5,5%/năm vào cuối tháng trước.

Trên thị trường liên ngân hàng, nhịp giảm sâu vào cuối tháng 3/2023 đã kết thúc và lãi suất liên ngân hàng tăng khá nhanh trong nửa đầu tháng 4/2023 trước khi giảm trở lại.

Cụ thể, tại ngày 21/04/2023, lãi suất cho vay qua đêm là 3,29%/năm, cao hơn gần 2,2 điểm % so với cuối tháng trước. Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn 1-2 tuần cũng tăng khoảng từ 1,0-1,8 điểm % so với cuối tháng trước. Trong khi đó, biến động lãi suất liên ngân hàng tại các kỳ hạn dài là không đáng kể, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng tăng 0,4 điểm % trong tháng qua, trong khi kỳ hạn 3 tháng tiếp tục giảm thêm 0,3 điểm %. Quy mô vay mượn ở các kỳ hạn dài chỉ chiếm khoảng 10% tổng quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và giảm so với tháng trước.

Theo quan điểm của VDSC, những diễn biến trên có hai hàm ý: Thứ nhất, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn có chỗ thừa, chỗ thiếu. Thứ hai, NHNN vẫn tiếp tục định hướng hỗ trợ thanh khoản.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, mặt dù chênh lệch giữa lãi suất cho vay qua đêm đồng USD và đồng VND đã tăng khá cao trong nửa đầu tháng 4, tuy nhiên tỷ giá USDVND nhìn chung ổn định so với cuối tháng trước. Theo đó, tỷ giá USD/VND tăng nhẹ 0,1% so với cuối tháng trước, nhưng giảm 0,6% so với cuối năm 2022.

Ngoài ra, tỷ giá trên thị trường tự do có biểu hiện thấp hơn tỷ giá trên thị trường chính thức, cho thấy nhu cầu USD hiện tại là thấp.

Nhóm phân tích cho rằng, tỷ giá ổn định cũng đang được hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngoài gồm: 1) Kiều hối tăng trở lại, kiều hối TP.HCM trong Q1/2023 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ và 2) Sức mạnh đồng USD suy giảm trong giai đoạn vừa qua, chỉ số US Dollar Index giảm còn 101,3 điểm tại ngày 24/04/2023, thấp hơn 1,1% so với đầu tháng và 2,1% so với cuối năm 2022.

Theo Quốc Thụy (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video