VCBS: Lãi suất liên ngân hàng vẫn còn dư địa tăng, OMO 91 ngày giúp đảm bảo thanh khoản hệ thống dịp Tết Nguyên đán

Theo VCSC, lãi suất liên ngân hàng dù tạm thời hạ nhiệt nhưng áp lực về thanh khoản vẫn hiện hữu khi thời điểm cuối năm âm lịch cận kề.

Trong báo cáo phân tích mới phát hành, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng cao kể từ tháng 7, 8/2022 do ảnh hưởng từ xu hướng tăng lãi suất của các NHTW lớn như Fed, BOE hay ECB. Từ tháng 10, sự kiện SCB xảy ra đã tác động mạnh đến thanh khoản và thị trường. Trong các tháng 11, 12 thanh khoản ngắn hạn (quanh 1 tuần) được cải thiện nhờ luồng ngoại tệ tốt hơn kỳ vọng tuy vậy các kỳ hạn dài hơn vẫn duy trì mặt bằng cao. Chốt năm 2022, lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng và 3 tháng được ghi nhận lần lượt ở 4,567%; 5,233%; 5,667%; 6,267% và 6,733%

Hiện mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dù tạm thời hạ nhiệt so với tháng trước nhưng vẫn duy trì ở mặt bằng cao hơn cho thấy nhưng áp lực về thanh khoản vẫn hiện hữu khi thời điểm cuối năm âm lịch cận kề.

Với dự báo xu hướng tăng lãi suất của các NHTW chưa chấm dứt, VCBS cho rằng lãi suất liên ngân hàng vẫn còn dư địa tăng. Mặc dù vậy, động thái đẩy dài mua kỳ hạn giấy tờ có giá lên 91 ngày của NHNN vẫn được xem là tín hiệu tích cực khi thanh khoản hệ thống sẽ được đảm bảo ít nhất qua Tết Nguyên đán.

VCBS: Lãi suất liên ngân hàng vẫn còn dư địa tăng, OMO 91 ngày giúp đảm bảo thanh khoản hệ thống dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Năm 2023, VCBS cho rằng, một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ là đảm bảo tính hấp dẫn trong việc nắm giữ VND, hạn chế dòng vốn chảy khỏi Việt Nam khi lãi suất huy động USD vẫn luôn được duy trì ổn định ở mức 0%.

Do đó, đánh giá từ giả định mức lãi suất mục tiêu mà Fed hướng đến có thể dao động quanh 5% trong năm 2023, VCBS cho rằng để đảm bảo các cân đối kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng nhiều khả năng tiếp tục cao hơn đáng kể so với năm ngoái, mặt bằng trung bình khả năng cao neo quanh 7% đối với các kỳ hạn 1 đến 3 tháng. Các thời điểm căng thẳng thanh khoản dự báo rơi nhiều hơn vào nửa đầu năm. Đối với các kỳ hạn ngắn có thể dao động ở mức thấp hơn trong điều kiện dòng vốn đầu tư có những diễn biến thuận lợi hơn so với kỳ vọng.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video