Tỷ giá tiếp tục tăng, vàng vẫn trên 39 triệu đồng/lượng

Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước tăng tới 10 đồng trong khi các ngân hàng thương mại cũng đẩy tỷ giá đi lên ngày thứ 2 liên tiếp.
Tỷ giá tiếp tục tăng, vàng vẫn trên 39 triệu đồng/lượng


Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tỷ giá trung tâm áp dụng cho ngày hôm nay 27/6 ở mức 23.065 đồng, tăng mạnh 10 đồng so với hôm qua. Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.756 đồng và tỷ giá sàn ở mức 22.373 đồng.

Tại sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, giá USD tham chiếu cho các thành viên thị trường hôm nay là 23.200 - 23.707 đồng.

Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá sau khi điều chỉnh tăng 20 - 35 đồng hôm qua đến hôm nay tăng tiếp, mức tăng phổ biến 10 - 20 đồng. 

Chẳng hạn hiện Vietcombank đang niêm yết ở mức 23.265 - 23.385 đồng (mua vào - bán ra), cao hơn 10 đồng so với cùng thời điểm này sáng qua. Giá USD của Sacombank là 23.235 - 23.387 đồng (tiền mặt) và 23.275 - 23.377 đồng (chuyển khoản), cũng tăng 10 đồng so với hôm qua. Ngân hàng BIDV tăng 20 đồng lên 23.275 - 23.395 đồng - cũng là ngân hàng có tỷ giá cao nhất hệ thống.

Trên thị trường vàng, sau 5 ngày miệt mài đi lên thì giá vàng hôm qua đã đảo chiều đi xuống theo thế giới và hôm nay tiếp tục giảm, song mức giảm đã có phần nhẹ hơn. Dù có 2 ngày giảm liên tiếp nhưng giá vàng vẫn đang neo ở vùng cao nhất kể từ đầu tháng 7/2016 là trên 39 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng SJC tại Tập đoàn PNJ hiện là 38,6 - 39,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150 nghìn đồng/lượng so với cùng thời điểm này sáng hôm qua. Giá vàng thương hiệu PNJ là 38,6 - 39,4 triệu đồng/lượng, cũng giảm 150 nghìn đồng.

Giá vàng SJC tại hệ thống của DOJI là 38,8 - 39,2 triệu đồng/lượng, thấp hơn cùng thời điểm này sáng hôm qua 150 nghìn đồng. Giá vàng phi SJC của DOJI là 38,87 - 39,27 triệu đồng/lượng - điều chỉnh tương đương.

Giá vàng SJC của hệ thống cửa hàng thuộc Tập đoàn Phú Quý hiện giao dịch ở 38,65 - 39,05 triệu đồng/lượng còn vàng 24k 4 số 9 (99.99) là 38,4 - 39 triệu đồng/lượng. Đây cũng là giá niêm yết của hệ thống cửa hàng của Công ty VBĐQ SJC.

Vàng trong nước giảm là theo xu hướng của thế giới sau những tín hiệu cho thấy Fed có thể không giảm lãi suất mạnh như dự kiến trong tháng 7 tới. Chốt phiên giao dịch đêm qua, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.411,21 USD/ounce trong khi vàng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn New York giảm 0,2% xuống 1.415,4 USD/ounce.

James Bullard, chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang St. Louis, được coi là một trong những chủ ngân hàng trung ương Mỹ ôn hòa nhất, đã khiến một số nhà đầu tư ngạc nhiên khi nói rằng việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là quá nhiều. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội giữ vàng.

Mặc dù giá vàng giảm gần 30 USD từ mức cao nhất trong 6 năm, song vàng vẫn tăng 8% từ đầu tháng tới nay. Giới phân tích cho rằng, diễn biến tiếp theo của vàng có thể được quyết định bởi kết quả cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tuần này.

Trên thị trường châu Á, giá vàng hôm nay tiếp tục đi xuống và hiện chỉ quanh 1.406 USD/ounce, quy đổi tương đương 39,3 triệu đồng/lượng.

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video