Từng có ý định bán, Gemadept vừa tái khởi động cảng Gemalink với vốn đầu tư 520 triệu USD

Đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải được thiết kế có bến chuyên dụng làm hàng song song cho tàu feeder và sà lan kết nối khu vực Tp.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long; có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 200.000 DWT (thuộc loại mega vessel lớn nhất trên thế giới hiện nay), đại diện Gemadept từng chia sẻ.
Từng có ý định bán, Gemadept vừa tái khởi động cảng Gemalink với vốn đầu tư 520 triệu USD


Ngày 20/2/2019, CTCP Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link đã khởi công xây dựng công trình Cảng Container nước sâu lớn nhất Việt Nam – Cảng Gemalink. Đây là cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, thuộc sở hữu của CTCP Gemadept (GMD) với 75% vốn và CMA Terminals (thuộc Tập đoàn Hàng hải Pháp CMA-CGM) nắm 25% còn lại. Tổng vốn đầu tư của dự án vào khoảng 520 triệu USD, tương đương 11.960 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn 1 - 330 triệu USD và giai đoạn 2 - 190 triệu USD.

Được biết, cảng Gemalink sau khi hoàn thành có diện tích 72ha với tổng chiều dài cầu bến chính 1.150m dành cho tàu mẹ cỡ lớn nhất và bến tàu feeder 370m dành cho các tàu nhỏ nội vùng kết nối khu vực Tp.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long. Khả năng xếp dỡ thông qua cảng là 2,4 triệu TEU/năm. Theo thiết kế, khả năng xếp dỡ của giai đoạn 1 là 1,5 triệu T, dự kiến được hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2020.

Về Gemalink, Cảng được khởi công từ năm 2010 nhưng phải hoãn xây dựng hai năm sau do tình hình kinh tế khó khăn. Thậm chí, Gemadept từng định bán 25% cổ phần Gemalink cho một hãng tàu để gia tăng thêm nguồn hàng cho cảng Gemalink, hiện nay đối tác CMA đã mua lại hãng tàu APL, CNC và hãng tàu này tham gia liên minh Ocean Alliance (OA) (bao gồm CMA CGM, Evergreen, OOCL và COSCO Shipping). Do đó, khi cảng Gemalink đi vào hoạt động, nguồn hàng của các hãng tàu trong liên minh của CMA đã đủ 80% sản lượng của công suất giai đoạn 1 dự án.

Lợi thế Cảng Gemalink là sở hữu vị trí thuận lợi, nằm ngay cửa sông Cái Mép với mớn sâu, thuận tiện cho việc quay trở tàu, đại diện Gemadept từng chia sẻ. Gemalink cũng có cầu bến chính dài nhất tại khu vực Cái Mép (chiều dài bến chính là 1,15 km, năng lực tiếp nhận cùng lúc 2 tàu mẹ trong giai đoạn 1 và cùng lúc 3 tàu mẹ trong giai đoạn 2). Đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải được thiết kế có bến chuyên dụng làm hàng song song cho tàu feeder và sà lan kết nối khu vực Tp.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long; có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 200.000 DWT (thuộc loại mega vessel lớn nhất trên thế giới hiện nay).

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video