Từ tháng 4, nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Nhiều ngân hàng mới đây đã công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ tháng 4/2022. Theo đó, mức lãi suất tiền gửi cao nhất trên thị trường hiện nay đã thay đổi.

Ngày 1/4, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) công bố biểu lãi suất tiết kiệm trực tuyến mới, trong đó tăng thêm 0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, tại kỳ hạn 10-11 tháng, lãi suất tăng 0,3 điểm % lên 6,8%/năm. Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn 8 tháng tăng 0,2 điểm % lên 6,6%/năm, kỳ hạn 9 tháng tăng 0,1 điểm % lên 6,6%/năm. Tại kỳ hạn 6 tháng, lãi suất của NamABank cũng tăng 0,3 điểm % lên 6,5%/năm.

Ngân hàng vẫn giữ mức lãi suất cao nhất là 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 16 tháng trở lên khi gửi online. Ngoài ra, kỳ hạn 12 tháng – 15 tháng cũng có lãi suất rất cao là 7,2%/năm.

NamABank vẫn giữ nguyên lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 18 tháng đến 23 tháng.

Trước đó, Techcombank cũng công bố biểu lãi suất áp dụng từ ngày 30/3/2022. Theo đó, ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất cao nhất kỳ hạn 12 tháng lên tới 7,8%/năm, tuy nhiên chỉ áp dụng cho khách hàng có tiền gửi từ 999 tỷ trở lên. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất được niêm yết hiện nay. Đối với khách hàng có số tiền gửi nhỏ hơn, sẽ được hưởng lãi suất 4,7-4,9%/năm, không thay đổi so với trước.

Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động từ ngày 29/3/2021 theo xu hướng tăng.

Cụ thể, lãi suất cao nhất tại nhà băng này đã lên 7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng khi gửi tiết kiệm online, cao hơn 0,2%/năm so với trước. Đối với kỳ hạn 18 tháng, lãi suất cũng tăng 0,2% lên 6,9%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giữ nguyên mức 6,6%/năm.

Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất của VietCapitalBank tăng 0,1-0,2%/năm ở một số kỳ hạn. Cụ thể, tại kỳ hạn 36 tháng, lãi suất tăng 01 điểm % lên 6,8%/năm. Tại kỳ hạn 18 tháng, 12 tháng đều tăng 0,2 điểm % lên lần lượt 6,8%/năm và 6,6%/năm.

Trước đó, trong tháng 3, hàng loạt ngân hàng như BacABank, MSB, OCB, VietBank, SHB, NCB,…cũng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi và đa số theo xu hướng tăng, mức điều chỉnh phổ biến là 0,1-0,3%/năm.

Theo quan sát, mức tăng từ cuối năm 2021 đến nay là khoảng 0,3-1%/năm ở các ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ và vừa. Trong khi đó, ở các ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank, lãi suất tiền gửi "bất động" trong hơn nửa năm qua, cao nhất chỉ 5,5-5,6%/năm.

Lãi suất huy động liên tục tăng từ tháng 12 năm ngoái đến nay đã giúp tiền gửi của người dân tăng trưởng tích cực trong những tháng đầu năm. Theo đó, tiền gửi của người dân tăng vọt hơn 103.000 tỷ trong tháng 1 lên hơn 5,4 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 1,95%. Đây là tháng tăng mạnh nhất của tiền gửi dân cư trong 10 tháng trở lại đây.

Lãi suất huy động tăng một phần do thanh khoản của hệ thống eo hẹp vì yếu tố mùa vụ. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo nhận định của các tổ chức tín dụng (TCTD), thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong Quý I/2022 tiếp tục duy trì ở trạng thái “tốt” nhưng có thu hẹp nhẹ so với thời điểm cuối Quý IV/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ do ảnh hưởng bởi nhu cầu trả lương, thưởng và thanh toán tăng cao trước và sau Tết Nguyên đán. Các TCTD dự kiến tình hình thanh khoản trong Quý II/2022 "cải thiện" ở mức độ cao hơn Quý I/2022 và kỳ vọng tiếp tục "cải thiện" trong năm 2022 so với năm 2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ.

Mặt bằng lãi suất cho vay-huy động được các TCTD kỳ vọng tiếp tục duy trì không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ 0,03-0,06 điểm phần trăm trong Quý II/2022 và 0,13-0,18 điểm phần trăm trong cả năm 2022, chủ yếu là dự kiến tăng lãi suất huy động.

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 3,6% trong quý II/2022 và tăng 11,4% trong năm 2022, điều chỉnh giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 12,1% tại kỳ điều tra trước.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video