Từ một cử nhân thú y, giờ đây ông chủ Novaland và gia đình sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 1 tỷ đô

Trước khi bước vào lĩnh vực bất động sản, ông Bùi Thành Nhơn đã có hàng chục năm kinh doanh trong lĩnh vực thuốc thú y và tiếp tục phát triển mảng kinh doanh này cho đến tận ngày nay.

[caption id="attachment_46018" align="aligncenter" width="660"]Ông Bùi Thành Nhơn Ông Bùi Thành Nhơn[/caption]
Ngày 28/12 tới đây, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland sẽ chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 50.000 đồng/cp. Với gần 590 triệu cổ phiếu phổ thông được niêm yết, tạm tính theo giá tham chiếu chào sàn là 50.000 đồng/cp, vốn hóa của Novaland sẽ lên đến gần 29.500 tỷ đồng – tương ứng xấp xỉ 1,3 tỷ USD. Tại thời điểm lên sàn, chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn cùng con trai, ông Bùi Cao Nhật Quân trực tiếp nắm giữ 26,4% cổ phần của Novaland. Bên cạnh đó, ông Nhơn còn gián tiếp nắm giữ 38,9% cổ phần thông qua 2 công ty Novagroup và Diamond Properties. Cả 2 công ty này do ông Nhơn cùng vợ và 2 con sở hữu 100% vốn. Tổng cộng ông Nhơn và gia đình đang nắm giữ gần 65,4% cổ phần của Novaland Group, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá 19.500 tỷ đồng tính theo giá tham chiếu chào sàn. Nếu cổ phiếu Novaland tăng hết biên độ 20% trong phiên giao dịch đầu tiên lên 60.000 đồng/cp – tương đương với mức giá giao dịch trên OTC trước khi chốt danh sách – thì lượng cổ phiếu do gia đình ông Nhơn nắm giữ sẽ lên đến 23.400 tỷ đồng, tức hơn 1 tỷ USD. Chỉ tính riêng lượng cổ phiếu do cá nhân nắm giữ thì ông Nhơn cũng trở thành người giàu thứ 4 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
[caption id="attachment_46017" align="aligncenter" width="480"]2 công ty Novagroup và Diamond Properties do gia đình ông Bùi Thành Nhơn sở hữu 100% 2 công ty Novagroup và Diamond Properties do gia đình ông Bùi Thành Nhơn sở hữu 100%[/caption]

Mặc dù là ông chủ của một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam với hàng chục dự án đình đám nhưng ông Bùi Thành Nhơn lại là một người khá kín tiếng trước truyền thông.

Theo thông tin trong Bản cáo bạch, trình độ chuyên môn của ông Nhơn là Cử nhân ngành chăn nuôi thú y. Sau đó, ông tốt nghiệp khóa quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuck School of Business at Dartmouth, Hanover.

Đúng như chuyên ngành theo học là chăn nuôi thú y, từ năm 1981 đến 1992, ông Nhơn công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân Huyện Nhà Bè và Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM.

Năm 1992, ở độ tuổi 34, ông Nhơn khởi sự kinh doanh bằng việc thành lập Công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn với số vốn điều lệ 400 triệu đồng để kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất. Đây chính là công ty tiền thân của Novaland sau này.

Những năm 2006-2007, khi thị trường địa ốc “sốt nóng”, ông Nhơn cũng như nhiều doanh nhân khác đã tìm đến bất động sản. Năm 2007, tập đoàn Nova được thành lập bao gồm 2 mảng chính do 2 công ty độc lập quản lý:

+ Anova Corporation kinh doanh thuốc thú y và thực phẩm dinh dưỡng

+ Novaland Group đầu tư kinh doanh bất động sản.

Năm 2009, Novaland khởi công dự đầu tiên là Sunrise City tại Quận 7, Tp.HCM. Từ năm 2014 đến nay, thông qua mua bán sáp nhập, Novaland đã có trong tay hàng chục dự án nằm tại các vị trí đắc địa trên địa bàn TPHCM.

[caption id="attachment_46016" align="aligncenter" width="477"]Các công ty thành viên của Anova Corp Các công ty thành viên của Anova Corp[/caption]

Mặc dù không được biết đến nhiều như "người anh em" Novaland, nhưng Anova là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc thú y, vaccin cũng như kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

Tháng 6/2016, Anova đã nhận được khoản đầu tư trị giá 15 triệu USD từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC, qua đó định giá Anova ở mức xấp xỉ 100 triệu USD.

Bản cáo bạch niêm yết của Novaland

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video