Tự doanh mua ròng gần 260 tỷ đồng VPB trong 4 phiên gần nhất

VPB liên tục nằm trong top mua ròng của tự doanh trong tuần giao dịch này. Theo thống kê, mã này được mua ròng khoảng 258 tỷ đồng trong 4 phiên gần nhất.
Tự doanh mua ròng gần 260 tỷ đồng VPB trong 4 phiên gần nhất - Ảnh 1.

Tự doanh trong phiên cuối tuần đã mua ròng trở lại trên HOSE với tổng giá trị là 135,77 tỷ đồng. Nhóm này mua khớp lệnh 189,22 tỷ đồng và bán ra 53,45 tỷ đồng thỏa thuận. Như vậy, tính chung cả tuần, tự doanh đã mua ròng 275 tỷ đồng.

Tự doanh mua ròng gần 260 tỷ đồng VPB trong 4 phiên gần nhất - Ảnh 2.

Trong phiên cuối tuần, VPB lại trở lại vị trí được ưu ái nhất với giá trị mua ròng lên tới 109,58 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng có diễn biến tăng gần 4% đầy bất ngờ dù hàng loạt các cổ phiếu Ngân hàng khác điều chỉnh.

Nếu mở rộng sự quan sát, VPB đã liên tục được tự doanh mua ròng trong 4 phiên gần nhất với tổng giá trị là 258 tỷ đồng.

Các cổ phiếu khác thực tế khó có thể so sánh với VPB. Trong phiên hôm nay, VPB vượt xa các mã trong top mua ròng như NVL (+21,74 tỷ đồng), VND (+18,3 tỷ đồng), CTG (+13,65 tỷ đồng).

Tự doanh mua ròng gần 260 tỷ đồng VPB trong 4 phiên gần nhất - Ảnh 3.

Ở chiều bán ròng, tự doanh hôm nay không ghi nhận các giao dịch lớn. Mã bị rút nhiều nhất chỉ là DXG (-10,46 tỷ đồng) còn VNM, VHM, SSI đều bị bán dưới 10 tỷ đồng.

Với sàn HNX, tự doanh đã trở lại khá sôi động phiên cuối tuần. Họ mua ròng 16 tỷ đồng với 2 giao dịch đáng chú ý nhất tại HTP và PVS. Cụ thể, tự doanh mua ròng 20,16 tỷ đồng HTP trong khi bán ròng 4,06 tỷ đồng PVS.

Với UPCoM, giao dịch xuất hiện nhiều nhưng giá trị lại ít gây được sự chú ý. Tự doanh bán ròng 91 triệu đồng. Họ mua ròng 369 triệu đồng FOX và bán ra 457,5 triệu đồng QNS.

Theo Mai Hương (BizLIVE)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video