Trước thềm họp cổ đông bất thường, một nhân sự cấp cao của Eximbank xin từ nhiệm

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank dự kiến tổ chức vào ngày 16/1 tới đây.

Trước thềm họp cổ đông bất thường, một nhân sự cấp cao của Eximbank xin từ nhiệm

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank – EIB) vừa thông báo về đơn từ nhiệm của nhân sự cấp cao.

Cụ thể, ngày 6/1/2023, Eximbank nhận được đơn từ nhiệm Thành viên Ban Kiểm soát của ông Trịnh Bảo Quốc vì lý do cá nhân.

Trước đó, ông Trịnh Bảo Quốc được bầu làm Thành viên BKS (không chuyên trách) nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần 2 ngày 15/02/2022.

Ông Bảo có đơn từ nhiệm ngay trước thềm cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank, dự kiến tổ chức vào ngày 16/1 tới đây. Mục đích triệu tập cuộc họp là để miễn nhiệm và bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT. 

Cụ thể, hồi tháng 10/2022, bà Lê Hồng Anh (Thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (Thành viên HĐQT độc lập) đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân. Đây là 2 nhân sự đại diện cho nhóm Tập đoàn Thành Công. Động thái từ nhiệm diễn ra sau khi Tập đoàn Thành công thoái sạch vốn khỏi ngân hàng.

Nửa cuối năm 2022, cổ phiếu EIB của Eximbank ghi nhận khối lượng giao dịch thỏa thuận khủng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Chẳng hạn ngày 21-22/12/2022 có hơn 211 triệu cp EIB được sang tay, giá trị hơn 5.900 tỷ đồng. Trong tuần giao dịch đầu năm 2023, cổ phiếu này cũng tiếp tục có giao dịch thỏa thuận sôi động, với gần 28 triệu cp được sang tay, giá trị 753 tỷ đồng.

Sáng 9/1, cổ phiếu EIB diễn biến tích cực, có thời điểm tăng 5,3% lên 29.600 đồng/cp.

 

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video